Thói quen mua sắm thời đại dịch làm thay đổi thị trường lao động Mỹ
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tháng 11 vừa qua là tháng thứ bảy liên tiếp nước Mỹ đạt tăng trưởng về việc làm nhưng phần lớn số việc làm có thêm thuộc ngành kho vận, chuyên đóng gói và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.
Do đại dịch COVID-19, người dân Mỹ giờ đây hầu như mua mọi thứ trên các trang mạng trực tuyến, từ quần áo, giày dép đến rau quả thực phẩm và thậm chí cả ô tô cũng mua qua mạng. Trong tổng số 245.000 vị trí việc làm mới của tháng 11/2020, có tới 145.000 việc làm thuộc ngành kho vận. Hãng bán lẻ khổng lồ Amazon.com hiện đã tuyên bố kế hoạch tuyển dụng hàng trăm nghìn vị trí việc làm trong lĩnh vực kho vận.Mặc dù số liệu tăng trưởng việc làm của Mỹ tại thời điểm này vẫn thấp hơn hồi tháng Hai - là tháng trước khi đại dịch xảy ra - nhưng số việc làm trong ngành kho vận lại tăng trưởng mạnh ở mức 8% so với cùng thời điểm, tương đương tăng 97.000 vị trí việc làm.
Trong đó, riêng việc làm giao hàng tăng 22%, tương đương 182.000 vị trí việc làm, bởi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm chủ yếu qua kênh trực tuyến.
Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, các hộ gia đình tại Mỹ đã có xu hướng mua đồ nhiều hơn qua mạng và đại dịch xảy ra càng khiến xu hướng này có cơ hội phát triển.Trao đổi với tờ Wall Street Journal, ông Joe Checkler thuộc công ty kho vận XPO Logistics Inc tại Connecticut, chuyên vận chuyển hàng hóa cho nhiều hãng bán lẻ, cho biết ông hy vọng xu hướng mua đồ trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển, kể cả sau khi đại dịch kết thúc.
Công ty này hiện đang tuyển thêm 15.000 vị trí việc làm trong bối cảnh mùa lễ hội cuối năm tới gần và đây là con số gấp đôi số việc làm mà công ty đã tuyển dụng vào lúc cao điểm nhất năm ngoái.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường McKinsey & Co, cứ trong 4 người tiêu dùng thì 3 người đã thử mua hàng trực tuyến sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra; hơn 50% người tiêu dùng dự định sẽ tiếp tục mua thực phẩm trực tuyến để được giao hàng tại nhà hoặc lấy đồ ở địa điểm nhất định; gần 70% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục mua trực tuyến và chỉ tới cửa hàng nhận đồ về. Alexander Oettl, Phó Giáo sư về chiến lược và đổi mới thuộc Viện Công nghệ Georgia cho rằng mặt tích cực của đại dịch là sự chuyển đổi mạnh mẽ của xã hội sang lĩnh vực thương mại điện tử đã buộc các công ty phải làm việc hiệu quả hơn và như vậy chỉ số năng suất lao động của Mỹ những năm tới sẽ tăng.Ông cho rằng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại điện tử của nước Mỹ đã có từ lâu nhưng muốn phát triển mạnh vẫn cần người tiêu dùng phải thay đổi thói quen của họ và điều này đã xảy ra trong thời đại dịch.
Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ sang thương mại điện tử lại khiến nhiều ngành khác tê liệt, nhất là những ngành phục vụ khách hàng trực tiếp.Trong tháng 11/2020, số việc làm tại các cửa hàng bán quần áo, phụ kiện thời trang đã giảm 322.000 vị trí, tương đương mức giảm 25% so với hồi tháng Hai; số việc làm tại các cửa hàng chuyên bán đồ thể thao cũng giảm 105.000 vị trí, tương đương mức giảm 19%./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhiều ưu đãi lớn trong 60 giờ mua sắm trực tuyến
16:28' - 04/12/2020
Ngày hội mua sắm trực tuyến Online Friday 2020 là sự kiện giúp người tiêu dùng mua hàng chất lượng cao với giá cả phải chăng, giúp doanh nghiệp tham gia hợp tác mở rộng cơ hội kinh doanh.
-
Tài chính
Italy hoàn tiền mua sắm cho người tiêu dùng trên quy mô lớn
08:07' - 04/12/2020
Từ ngày 8-31/12, với ít nhất 10 lần thanh toán chi tiêu bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, người tiêu dùng Italy sẽ được hoàn tiền 10%, với mức tối đa là 150 euro trong 1 tháng nhân dịp Lễ Giáng sinh.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới sẽ đón một mùa mua sắm cuối năm rất khác
09:06' - 01/12/2020
Doanh thu “khủng”, khách hàng đông và lợi nhuận lớn — mùa mua sắm dịp lễ cuối năm từ lâu luôn là một cơ hội làm ăn “béo bở” và được các doanh nghiệp rất chú trọng.
-
Thị trường
Black Friday: Mua sắm trực tuyến tại Mỹ tăng mạnh
08:02' - 28/11/2020
Theo thống kê của Hiệp hội Bán lẻ Mỹ, ước tính mua sắm trực tuyến mùa Lễ Tạ Ơn và Black Friday của Mỹ năm nay sẽ tăng 30% so với năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế
20:25'
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 185/SYT-NVD yêu cầu rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7
18:33'
Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ được VPI dự báo có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt trước lo ngại về thuế quan Mỹ
16:40'
Giá dầu châu Á đã quay đầu giảm trong phiên 8/7, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá vàng giằng co giữa rủi ro thuế quan mới và lợi suất trái phiếu tăng cao
16:15'
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần.
-
Hàng hoá
Giá cà phê sụt giảm 4%
08:58'
Trên thị trường hàng hoá, toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại đồng /loạt suy yếu. Trong khi đó, giá cà phê cũng ghi nhận mức sụt giảm tới hơn 4% trước áp lực từ các quỹ đầu tư.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 2% lo ngại về mức thuế quan mới của Mỹ
07:43'
Giá dầu thế giới tăng gần 2% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, khi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh đã lấn át tác động từ việc OPEC+ nâng sản lượng cao hơn dự kiến trong tháng 8/2025
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41' - 07/07/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13' - 07/07/2025
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29' - 07/07/2025
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.