Thông qua một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội
Sáng 19/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, với 91,51% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 3 về quản lý thu ngân sách nhà nước và Điều 4 về quản lý chi ngân sách nhà nước được quy định trong dự thảo Nghị quyết.
Trước đó báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Về ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc cho phép thành phố Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công, vì đây là khoản thu lớn, có thể làm mất cân đối ngân sách Trung ương.
Theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, các cơ quan, đơn vị phải di dời trụ sở được sử dụng tối đa 70% (riêng lĩnh vực quốc phòng, an ninh là 100%) số thu tiền sử dụng đất và tài sản trên đất của trụ sở cũ để trang trải chi phí liên quan đến việc bán, di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới; phần nộp ngân sách nhà nước là 30% còn lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định cho ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng 50% số thu nộp ngân sách nhà nước sau khi đã trừ chi phí liên quan cũng không ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách Trung ương trong ngắn hạn, nhưng có ý nghĩa động viên, khuyến khích chính quyền địa phương cùng các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh sắp xếp các cơ sở nhà, đất nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công.
Thành phố sẽ có thêm nguồn lực để xử lý những vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho phù hợp.
Đối với ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nâng tỷ lệ trần nợ vay từ 70% lên 90% là cao, cần cân nhắc đến mặt bằng bội chi chung của ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải: Việc tăng mức giới hạn dư nợ vay bảo đảm cho thành phố có thêm dư địa được vay (trong nước và ngoài nước), và phù hợp với chủ trương đẩy mạnh cơ chế cho địa phương vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước, thay vì cấp phát như hiện nay (đây là giới hạn lũy kế dư nợ vay tối đa của thành phố).
Mặt khác, hằng năm, căn cứ vào mức trần nợ công đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định cụ thể về mức bội chi, mức vay của từng địa phương, bảo đảm việc tăng mức vay của thành phố Hà Nội được đặt trong mối quan hệ với nhu cầu vay, bội chi của các địa phương khác và yêu cầu giữ mức nợ công trong giới hạn cho phép…
Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội gồm 6 Điều, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, mức dư nợ vay và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính.
Đối tượng áp dụng của Nghị quyết là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2020 và được thực hiện trong 5 năm.
Một số nội dung chính của Nghị quyết, gồm: Về quản lý thu ngân sách nhà nước, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội một số khoản thu phí phù hợp với đặc điểm của thành phố Hà Nội như: phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
Hội đồng nhân dân thành phố cũng điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%.
Về quản lý chi ngân sách nhà nước, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và căn cứ tình hình thực tế của thành phố Hà Nội, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố Hà Nội bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.
Thành phố Hà Nội thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định. Đồng thời Hội đồng nhân dân thành phố cũng quyết định việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu trong các cơ sở đã có của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội do thành phố quản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trường hợp đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hoặc có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trước khi phân bổ dự toán và phải thực hiện đấu thầu, quản lý như dự án đầu tư công.
Hội đồng nhân dân thành phố cũng sử dụng ngân sách cấp thành phố hỗ trợ các địa phương khác trong nước, cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn của thành phố Hà Nội trong việc phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Nghị quyết cũng quy định mức dư nợ vay của ngân sách thành phố Hà Nội không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng theo phân cấp.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính để triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, đã có quyết định phê duyệt dự án và thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Thời gian mỗi khoản tạm ứng không quá 36 tháng, kể từ ngày tạm ứng.
Tổng các khoản tạm ứng này tại một thời điểm không quá 50% số dư Quỹ dự trữ tài chính của thành phố Hà Nội đến ngày 31/12 năm trước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khoá XIV: Phải cân đối được nguồn vốn cho dự án
16:39' - 09/06/2020
Sáng 9/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế tài chính đặc thù với Thủ đô Hà Nội cần đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung
15:53' - 09/06/2020
Thảo luận tại tổ về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với việc ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù cho Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét chuyển sang đầu tư công 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông
15:20' - 09/06/2020
Sáng 9/6, ĐBQH nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, thảo luận tại tổ về nội dung này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.