Thu hút đầu tư mới: Cơ hội phụ thuộc vào chính Việt Nam
Với việc kiểm soát dịch bệnh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Việt Nam được xem là điểm đến thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại sau đại dịch.
Để cùng tìm hiểu rõ hơn về xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI và tìm các giải pháp đón dòng vốn này vào Việt Nam, phóng viên BNEWS/TTXVN đã ghi nhận các ý kiến của Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài và TS Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế về vấn đề trên. *Giáo sư Nguyễn Mại: 4 điểm lưu ý để đón sóng FDI Hiện đang có xu hướng dịch chuyển luồng vốn đầu tư. Xu hướng này thể hiện rõ khi Mỹ đang tìm mọi cách để thu hút các nhà đầu tư của Mỹ về nước nhằm khắc phục dịch COVID-19 và tạo việc làm. Nhật Bản đã chi 2,2 tỷ USD để khuyến khích các doanh nghiệp của mình chuyển đầu tư về nước hoặc sang nước thứ ba. Các doanh nghiệp châu Âu cũng đang có sự dịch chuyển khi chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ “đứt gãy” bởi dịch COVID-19.Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, từ 2018-2019 xu hướng dịch chuyển luồng vốn đầu tư trên thế giới đã có và Việt Nam đã có cơ hội để đón nhận sự dịch chuyển đầu tư này. Tuy nhiên, sau dịch COVID-19, Việt Nam lại có cơ hội hơn để thu hút luồng vốn này. Điều này do những lý do sau:
Thứ nhất, Việt Nam là nước phòng chống dịch COVID-19 tốt trên thế giới, điều này làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sau dịch, Việt Nam được đánh giá cao về chỉ số công khai, minh bạch thông tin, điều này tạo cho doanh nghiệp niềm tin vào thông tin thị trường. Bên cạnh đó, sau dịch bệnh, vị thế điều hành của Chính phủ được nâng cao. Chưa bao giờ người dân có niềm tin vào sự điều hành của Chính phủ Việt Nam như hiện nay. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế quý I của Việt Nam cao vào nhất so với các nước trong khu vực. Trước đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp hơn so với Ấn Độ nhưng hiện tại tăng trưởng của Việt Nam đang cao hơn. So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng có mức tăng trưởng cao nhất. Điều này cho thấy sức chống chọi của kinh tế Việt Nam trước khủng hoảng là rất tốt. Thứ ba, xét về điều kiện bên ngoài, xu hướng toàn cầu hóa đang có hướng thay đổi sau dịch bệnh, đặc biệt nguy cơ về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVIPA), điều này mở ra cơ hội lớn cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU. Với những nguyên nhân trên, rõ ràng Việt Nam đang có cơ hội tốt hơn rất nhiều so với trước dịch về đón nhận luồng đầu tư mới. Tuy nhiên, để đón được làn sóng đầu tư này, theo tôi Việt Nam cần lưu ý 4 điểm sau: Thứ nhất, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn mặt bằng cho các nhà đầu tư. Chính phủ phải chỉ đạo các địa phương, các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chuẩn bị sẵn mặt bằng, vị trí để đón nhận các nhà đầu tư. Không chỉ chuẩn bị về mặt bằng, Việt Nam cũng cần có thủ tục thuê đất đơn giản nhất và có giá thuê đất ưu đãi cho các nhà đầu tư. Đừng vì thấy xu hướng các nhà đầu tư dịch chuyển sang nhiều mà nâng giá đất lên bởi thực tế giá đất tại Việt Nam đã cao hơn trong khu vực. Thứ hai, Việt Nam cần chuẩn bị về nguồn nhân lực với trình độ cao và cần giới thiệu để các nhà đầu tư nhận thấy chất lượng nhân lực của Việt Nam sẵn sàng đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thực tế đã chứng minh khi Samsung vào Việt Nam, nguồn nhân lực đã đáp ứng được cho nhu cầu của Samsung. Thứ ba là hạ tầng cơ sở bao gồm điện nước, thông tin, logistics… phải được chuẩn bị tốt nhất và đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư. Thứ tư, Việt Nam cần tiếp tục rút gọn các thủ tục hành chính, giảm tối thiểu các thủ tục đầu tư kinh doanh để rút ngắn kế hoạch triển khai đầu tư của các doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư lớn, ngoài những ưu đãi về thuế, đất đai cái họ cần là thời gian, vì đối với họ thời gian là vàng bạc. Tôi nhấn mạnh đây là một cơ hội tốt, “nghìn năm có một”, nhưng có tận dụng được hay không phụ thuộc vào chính Việt Nam. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này bằng một thay đổi cơ bản trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thu hút FDI. *TS Nguyễn Trí Hiếu: Lựa chọn nhà đầu tư phù hợp Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, nhờ vậy Việt Nam khởi động lại các hoạt động của nền kinh tế nhanh hơn các nước khác. Hiện hầu hết các ngành kinh tế đã đi vào hoạt động. Nhờ khởi động nhanh nền kinh tế, tôi cho rằng, Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế nhanh hơn và có cơ hội đón nhận luồng vốn đầu tư đang dịch chuyển hiện nay.Bên cạnh đó, thông qua dịch bệnh, các nhà đầu tư đều nhìn nhận Việt Nam là một nền kinh tế ổn định khi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong quý I/2020. Chính vì vậy, các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang “nhòm ngó” đến Việt Nam như là một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Tuy cơ hội là có nhưng Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với tất cả các quốc gia khác trong thu hút đầu tư, chứ không phải Việt Nam là địa điểm duy nhất thu hút đầu tư. Chính vì vậy, khi các dòng tiền nước ngoài sẵn sàng đổ vào, Việt Nam cần lưu ý đến hàng loạt vấn đề như: Liệu Việt Nam có thể hấp thụ nguồn vốn đầu tư đó hay không?Liệu Việt Nam có lao động, nhân công tay nghề giỏi để đáp ứng được phương thức sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của các nhà đầu tư hay không? Rồi các vấn đề thủ tục hành chính, hải quan, thuế… có đủ thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư hay không? Có chuẩn bị tốt và đáp ứng các vấn đề nêu trên thì Việt Nam mới có thể thu hút được dòng vốn dịch chuyển đầu tư đang diễn ra.
Ngoài ra, tôi cho rằng, khi có dòng vốn đầu tư mới, Chính phủ phải có kế hoạch đón nhận và lựa chọn các nhà đầu tư. Việt Nam cần "chọn mặt gửi vàng" chứ không phải tiếp nhận một cách ồ ạt. Khi Việt Nam được ví như “hoa hậu” được nhiều người săn đón thì chúng ta có quyền lựa chọn ai là người bạn của chúng ta. Vì vậy, giữa các nhà đầu tư, việc lựa chọn các nhà đầu tư với những tiêu chí khách quan phù hợp với định hướng của Việt Nam, phù hợp với thực tiễn kinh doanh của Việt Nam là điều cần thiết./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thời cơ vàng đón "sóng" FDI
08:54' - 16/06/2020
Một làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài (FDI) trên thế giới đang hình thành, đây chính là cơ hội cho nhiều quốc gia tiếp nhận FDI, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tư duy mới đón đầu dòng vốn FDI hậu COVID-19
07:32' - 16/06/2020
Sau hơn 30 năm mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã gặt hái những thành quả đáng khích lệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút vốn đầu tư FDI 5 tháng đạt 13,9 tỷ USD
10:44' - 29/05/2020
Vốn FDI thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.933,8 triệu USD, chiếm 73,6% tổng vốn đầu tư FDI.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.