Thu phí cảng biển Tp. Hồ Chí Minh đạt gần 3.800 tỷ đồng
Thành phố sẽ ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các dự án giao thông kết nối cảng biển. Nội dung này được nêu ra tại Hội nghị sơ kết việc thu phí cảng biển (thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển) trên địa bàn thành phố, do Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 22/12.
Sau nhiều lần thay đổi thời gian do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ ngày 1/4/2022, Tp. Hồ Chí Minh chính thức triển khai thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn. Mức thu phí thấp nhất là 15.000 đồng cho mỗi tấn hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container và cao nhất 4,4 triệu đồng mỗi container loại 40 feet.
Kết quả thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 1/4/2022 đến ngày 15/12/2023 là 3.797 tỷ đồng; trong đó, năm 2023 thu được khoảng 1.935 tỷ đồng. Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trung bình mỗi ngày thành phố thu 6 - 7 tỷ đồng phí hạ tầng cảng biển qua hệ thống tự động.Các đơn vị không đầu tư mà thuê hệ thống công nghệ thông tin. Ngoài 1,3% được trích chi cho hoạt động thu phí và thuê hệ thống công nghệ, toàn bộ nguồn thu đều được nộp về ngân sách.
Việc triển khai thu phí được Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn ứng dụng công nghệ thông tin, thu phí qua hệ thống ngân hàng, không thu tiền mặt, không phải tổ chức bộ máy cồng kềnh. Hoạt động thu phí ổn định, không xáo trộn hay ảnh hưởng đến việc thông quan hàng hóa của doanh nghiệp tại các kho, bãi, cảng. Theo ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy (Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh), hệ thống thu phí đã có trên 68.800 doanh nghiệp đăng ký, số lượng tờ khai phát sinh trên 4 triệu tờ khai. Hệ thống thu phí này là hệ thống tự động 24/7 đầu tiên của cả nước. Đây là bước đột phá và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân; thúc đẩy cải cách hành chính, tăng độ chính xác, kịp thời và công khai, minh bạch. Trong điều kiện ngân sách thành phố còn khó khăn, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển rất ý nghĩa để góp phần bổ sung giải quyết nguồn vốn bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối khu vực cửa khẩu cảng biển còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đề án thu phí, HĐND Thành phố đã thông qua danh mục các dự án trọng điểm kết nối hạ tầng giao thông khu vực cảng biển, gồm 27 công trình được sử dụng từ nguồn thu phí. Theo đó, nhóm các dự án đã được bố trí Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách thành phố có 15 dự án, tổng kế hoạch vốn đã bố trí là 24.000 tỷ đồng; trong đó, 6 dự án đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và 9 dự án đã giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Các dự án trọng điểm nổi bật như: Xây dựng, mở rộng Vành đai 2; mở rộng đường Nguyễn Thị Định từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái; hoàn chỉnh nút giao Mỹ Thủy; xây dựng nút giao An Phú; mở rộng đường Đồng Văn Cống (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy); hoàn chỉnh nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; duy tu nạo vét sông Soài Rạp… Theo ông Trần Quang Lâm, hiện thành phố đang cân đối vốn, triển khai hàng loạt dự án giao thông quan trọng khu vực cảng biển như Vành đai 2 đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng; nút giao Mỹ Thủy khu vực cảng Cát Lái, đường liên cảng… Có thể nói, nguồn lực mà thành phố dành cho các dự án khu vực cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu (thành phố Thủ Đức) là rất lớn. Trong đó, dự án nút giao An Phú dự kiến hoàn thành đầu năm 2025; đến năm 2026 thông xe Vành đai 2; đồng thời kết hợp đường liên cảng được xây dựng thì cửa ngõ phía Đông sẽ thông thoáng. Xe ra vào cảng thuận lợi, giảm thời gian quay vòng, chi phí logictics sẽ giảm và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, ông Lâm cho biết. Ngoài ra, thành phố đang nghiên cứu đầu tư tuyến đường mới dài 6 km nối cảng Cát Lái - Phú Hữu qua cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Vành đai 3. Dự án này ước tính tổng vốn 8.000 tỷ đồng, cũng dự định dùng nguồn thu phí cảng biển để đầu tư. Chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho rằng, toàn bộ việc thu phí hạ tầng cảng biển đều thực hiện qua hệ thống tự động 24/7. Do đó, các đơn vị cần chú trọng, quan tâm cập nhật nâng cấp hệ thống này để việc triển khai thu phí thuận lợi nhất, không làm ảnh hưởng, “làm phiền” doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cũng phải công khai, minh bạch trong sử dụng kinh phí thu được. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, nguồn thu phí cảng biển đã xác định rõ sẽ sử dụng để tái đầu tư hạ tầng kết nối cảng, nên ngành giao thông thành phố cần ưu tiên công trình cấp bách, nhất là dự án đầu tư công xung quanh các cảng biển. Điều này nhằm hoàn thiện hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa hệ thống cảng biển, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là vận chuyển.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới
18:21' - 03/12/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến đến xanh hóa cảng biển
07:00' - 02/12/2023
Xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung 14 cảng dầu khí ngoài khơi thuộc cảng biển Việt Nam
15:10' - 21/11/2023
Danh mục mới về hệ thống cảng biển Việt Nam được bổ sung 14 cảng dầu khí ngoài khơi thuộc cảng biển Việt Nam. Bên cạnh đó, còn chia các bến cảng theo từng địa phương thay vì từng khu vực...
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ninh tăng năng lực cho hệ thống cảng biển
15:05' - 14/11/2023
Trên quan điểm xã hội hóa nguồn lực đầu tư các cảng, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng, phát triển dịch vụ sau cảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.