Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Đảm bảo đủ nguồn xăng dầu cung ứng trong nước
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trên cơ sở xem xét hoạt động Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/02/2022 về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II năm 2022 để bù đắp sản lượng thiếu hụt do nguồn cung xăng dầu tăng thêm trong quý.
Bộ đã giao cho 10 đầu mối xăng dầu để bổ sung lượng xăng dầu thiếu hụt này. Trong quý II, không tính đến nguồn từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thì vẫn đảm bảo đủ xăng dầu để cung ứng.
Còn trong quý III và IV, Bộ Công Thương đã làm việc với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và căn cứ vào cam kết của nhà máy, Bộ sẽ ưu tiên nguồn xăng dầu từ nguồn này để cung ứng trong nước. Còn lại sẽ phân giao cho 10 đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, về cung ứng xăng dầu, vấn đề năng lượng có sự xáo trộn do ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới và căng thẳng giữa Nga-Ukraine. Tại Việt Nam hiện nay, việc cung ứng từ hai nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn là 70-75% và việc nhập khẩu chiếm từ 20-25%.
Tuy nhiên, thị trường xăng dầu trong nước quý I có nhiều biến động do nguồn cung ứng từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là đơn vị chiếm từ 35-45% thị phần cung ứng giảm mạnh công suất trong tháng 1 và đầu tháng 2 giảm đến 55%, thậm chí có thời gian ngừng sản xuất. Trong khi đó, tình hình nguồn cung nhập khẩu gặp khó do tình hình chính trị, giá cả tăng cao, nguồn cung hạn chế, chi phí logistics và cước vận tải tăng. Trước tình hình đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chủ động nhập khẩu và tính đến giảm công suất Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Vì vậy, quý I vẫn đảm bảo cung ứng xăng dầu cho sản xuất kinh doanh. Về điều hành giá giá xăng dầu vẫn phục thuộc vào Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 83. Còn giải pháp để giảm giá xăng dầu, theo công thức tính toán phục thuộc vào giá thế giới. “Trong thời gian qua, Liên bộ Tài chính – Công Thương sử dụng dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) nên mặc dù giá thế giới tăng thì mức tăng của Việt Nam vẫn thấp so với giá thế giới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. Về giải pháp thuế, vừa qua Quốc hội đã có Nghị quyết về giảm thuế môi trường đối với xăng dầu. Từ nay đến cuối năm, người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu sản xuất đầu vào trong sản xuất là xăng dầu sẽ được hưởng lợi ích từ giảm giá xăng dầu. Hiện, Bộ Công Thương và Tài chính đang nghiên cứu các chính sách để giảm được thuế nào phù hợp nhằm chống thẩm lậu xăng dầu sang các nước gần với Việt Nam. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, về dự trữ, đối với các đầu mối xăng dầu dự trữ 20 ngày trong kho; các doanh nghiệp cung ứng dự trữ 5 ngày. Dự trữ Nhà nước do khả năng và ngân sách hạn chế nên Bộ Công Thương và Tài chính sẽ bàn các bộ, ngành đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam đảm bảo tối đa dự trữ. Cũng liên quan đến vấn đề thuế, hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Một trong những nội dung của dự thảo là kiến nghị giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu. Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua đã nhận được kiến nghị của một số cơ quan đề nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động. Theo Bộ Tài chính, từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến nguồn cung xăng dầu trong khi nhu cầu mặt hàng này đang ngày càng tăng do việc triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế của các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nguồn cung và giá cả cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường xăng dầu thế giới. Việt Nam hiện có 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (3 doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu bay), hơn 300 doanh nghiệp phân phối xăng dầu đóng vai trò tạo nguồn cho hệ thống đại lý; trong đó, Tập đoàn Xăng dầu chiếm khoảng 45-50% thị phần, các doanh nghiệp đầu mối còn lại chiếm 50-55% thị phần.Các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu chủ yếu từ nguồn của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bình Sơn và phần còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc và khu vực ASEAN theo thuế suất FTA.
Bộ Tài chính cho biết, hiện mặt hàng xăng động cơ, không pha chì dùng để sản xuất xăng RON92, RON95 có thuế suất MFN là 20%, thuế suất FTA tại các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VNEAEU) là 8%, EVFTA là 20%.Xăng nhập khẩu theo thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng lượng xăng tiêu thụ của cả nước.
Theo Bộ Tài chính, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tác động lớn đến nền kinh tế, sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả, chỉ số CPI trong nước cũng như việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2022.Trong khi đó, diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu của nước ta.
Theo đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và xung đột chính trị trên thế giới đang diễn ra, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN, đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN).
Bộ Tài chính đánh giá, phương án trên mặc dù có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước do hiện nay xăng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khu vực Trung Đông, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động. Bên cạnh đó, mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ các thị trường truyền thống bị thiếu hụt, đồng thời vẫn đảm bảo được dư địa đám phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại./.Tin liên quan
-
Thị trường
Nhật Bản tiếp tục điều chỉnh chương trình trợ giá xăng dầu
18:39' - 29/04/2022
Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định điều chỉnh chương trình trợ giá nhiên liệu khẩn cấp để giảm bớt tác động của việc giá dầu thô tăng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương siết chặt buôn lậu và gian lận thương mại xăng dầu
21:15' - 26/04/2022
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu
19:02' - 24/04/2022
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ bình ổn xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 222 tỷ đồng
18:49' - 21/04/2022
Tính đến 15h00 ngày 21/4, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 222 tỷ đồng so với lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 12/4).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản quý I bứt phá đạt 2,45 tỷ USD
17:11'
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 380 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến trái cây ở Trà Vinh
16:27'
Dự án Nhà máy chế biến trái cây Trà Vinh – Greenfood với tổng mức đầu tư gần 380 tỷ đồng đã được khởi công ngày 2/4 tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
16:26'
Ngày 2/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
16:26'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép cho tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải vào, rời cảng TC- HICT
16:24'
Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.