Thủ tướng Cameron cam kết "tranh đấu cho Anh" tại Hội nghị thượng đỉnh EU
Thủ tướng Vương quốc Anh David Cameron vừa tuyên bố sẽ "tranh đấu cho Anh" khi ông tới Brussels tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), diễn ra trong hai ngày 18-19/2, với một trong những nội dung chính là xác định tương lai của "xứ sở sương mù" trong châu Âu.
Phát biểu với báo giới tại Brussels, Thủ tướng Cameron nói rằng ông sẽ không chấp nhận một thỏa thuận mà không đáp ứng những yêu cầu cải cách do London đặt ra.
Ông cũng nói rằng điều quan trọng là có được một thỏa thuận tốt và bày tỏ tin tưởng với lòng thiện chí và thái độ làm việc tích cực, các bên sẽ có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn cho nước Anh.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết tất cả các bên vẫn đang ở giữa "các cuộc thương lượng rất khó khăn và nhạy cảm", đồng thời nói thêm rằng đây là một hội nghị thượng đỉnh "được ăn cả, ngã về không".
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker bày tỏ tin tưởng đạt được một thỏa thuận với Anh tại hội nghị này và Anh sẽ vẫn là một thành viên năng động và xây dựng của EU.
Về phía các nước thành viên, phát biểu với báo giới trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU hôm 18/2 ở Brussels, Thủ tướng Bỉ Charles Michel cho biết điều quan trọng là đạt được thỏa thuận để Anh ở lại trong EU nhưng thỏa thuận này không được làm châu Âu suy yếu mà cần phải củng cố Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thủ tướng Michel nhấn mạnh ông muốn làm tất cả để giữ Anh ở lại EU nhưng cũng sẽ bảo vệ niềm tin châu Âu, giá trị châu Âu của Bỉ, đồng thời kêu gọi không để câu chuyện này kéo dài.
Trong khi đó, Thủ tướng CH Czech (Séc) Bohuslav Sobotka cũng bày tỏ lo ngại về việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến làn sóng chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa dân tộc dâng lên.
Thủ tướng Sobotka cho rằng hiệu ứng domino sẽ xuất hiện bởi các quốc gia còn lại trong EU sẽ theo gương nước Anh và nếu không kiểm soát được dòng người di cư thì các quốc gia châu Âu sẽ từng bước đóng cửa biên giới của mình.
Thủ tướng Cameron sẽ bước vào các cuộc thương lượng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande cùng các vị đồng cấp khác trong EU gồm 28 nước thành viên về một thỏa thuận mới cho nước Anh, trước khi ông tiến hành cuộc trưng cầu ý dân để cử tri nước này quyết định sẽ ở lại hay rời khỏi EU sau hơn bốn thập kỷ cùng “chung một mái nhà”.
Giới quan sát đánh giá mặc dù tinh thần chung của các bên là muốn đạt được một thỏa thuận tại hội nghị lần này nhưng không chắc chắn ông Cameron sẽ đạt được tất cả những yêu cầu của mình.
Báo "Người bảo vệ" (Anh) vừa công bố một văn bản cho thấy sự khác biệt giữa hai bên đang được mở rộng thay vì thu hẹp.
Pháp và các nước khác trong Eurozone không đồng ý với yêu cầu của Anh khi muốn các nước nằm ngoài Eurozone có quyền can dự vào các cuộc thảo luận về luật mới cho Eurozone.
Các nước Trung và Đông Âu đi đầu trong việc phản đối yêu cầu của Anh trong việc hạn chế phúc lợi trẻ em đối với công dân EU nhập cư, theo đó những công dân EU làm việc ở Anh trong bốn năm đầu sẽ không được nhận phúc lợi trẻ em để gửi về cho con cái của họ ở quê nhà.
Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng vấp phải sự phản đối từ nhiều nước thành viên đối với đòi hỏi được miễn trừ thực hiện điều khoản hội nhập chính trị hơn nữa trong EU. Một nhà ngoại giao cấp cao cho biết các nhà lãnh đạo sẽ có các cuộc thảo luận sâu rộng về định nghĩa một nước thành viên EU.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến được đăng trên tờ Le Monde, 49% người Anh muốn vương quốc ở lại EU, trong khi đó 41% có ý kiến ngược lại và 10% vẫn lưỡng lự.
Tại Brussels, Thủ tướng Cameron hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận về một số cải cách đối với nước Anh mà nội các của ông đề xuất lên EU nhằm vận động người dân Anh bỏ phiếu “ở lại” trong cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra vào tháng 6/2016.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU: Anh và EU chưa đạt được kết quả
10:31' - 19/02/2016
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo mặc dù đã có một số tiến bộ trong đàm phán, song vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được một thỏa thuận nhằm giữ Anh ở lại EU.
-
Kinh tế Thế giới
Trợ cấp xã hội: Điểm then chốt trong đàm phán Anh-EU
11:55' - 18/02/2016
Việc hạn chế một số lợi ích an sinh xã hội như trợ cấp gia đình đối với những công dân châu Âu không phải người Anh mà Thủ tướng Anh đưa ra đang là điểm tế nhị nhất trong đàm phán Anh -EU.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC cảnh báo khả năng không đạt thoả thuận giữ Anh ở lại EU
11:03' - 18/02/2016
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk ngày 17/2 cảnh báo chưa có gì đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo EU có thể đạt được thỏa thuận giữ Anh ở lại "mái nhà chung".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.