Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam
Dự buổi lễ có Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Manopchai Vonghakdi, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đông đảo người dân trên địa bàn thành phố.
Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn (liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) đầu tư trên diện tích khoảng 464ha và 194ha mặt nước cho cảng biển với tổng vốn đầu tư khoảng 3,77 tỉ USD, dự kiến tăng vốn đầu tư lên 5,4 tỉ USD. Cũng theo dự kiến, dự án này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022.Đây là tổ hợp hoá dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm olefin lên tới 1,6 triệu tấn/năm và được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hoá dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác, công suất hơn 2 triệu tấn/năm nhằm thay thế các sản phẩm polyolefins hiện đang phải nhập khẩu.
Đại diện chủ đầu tư cam kết đảm bảo các hoạt động kinh doanh của dự án, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, thân thiện với môi trường. Dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan, giảm nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu. Dự án cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, quá trình xây dựng, dự án sẽ tạo khoảng 20.000 việc làm. Sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, dự án sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triên ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì và các ngành dịch vụ khác; đồng thời đóng góp ngân sách hàng năm khoảng 60 triệu USD, thu hút đào tạo, sử dụng hơn 1.000 lao động kỹ thuật cao. Đáng chú ý, bên cạnh tổ hợp sản xuất hóa dầu, dự án còn xây dựng các cơ sở hạ tầng như khu cảng nước sâu. Vui mừng tới dự và phát lệnh khởi công dự án quy mô lớn này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là tin vui đối với ngành lọc hóa dầu Việt Nam và nhấn mạnh: Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội tụ đủ các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho dự án với cảng nước sâu đứng thứ 19 thế giới. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị năm 2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, qua đó đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Tập đoàn SCG và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn, với sự ủng hộ của Chính phủ, chính quyền địa phương, đã vượt qua nhiều thách thức khó khăn để có lễ khởi công hôm nay. Thủ tướng cũng đánh giá cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, xã Long Sơn và đặc biệt là nhân dân địa phương đã ủng hộ chủ trương di dời, dành đất cho dự án.
Nhấn mạnh đây mới chỉ là giai đoạn đầu của dự án, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình xây lắp dự án, đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối. Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát chủ đầu tư dự án tuân thủ quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cùng với đó là giữ gìn văn hóa truyền thống của người dân địa phương và phục hồi rừng tự nhiên ở khu vực này để phát triển bền vững, lâu dài. Lưu ý đây là dự án có quy mô lớn, số lượng công nhân tham gia ở công trường đông, Thủ tướng đề nghị chủ đầu tư, nhà thầu và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải tuân thủ nghiêm quy định về an toàn lao động, không để ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của công nhân. Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh, thành phố Vũng Tàu, xã Long Sơn và chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết tái định cư lâu dài cho người dân, gồm cả đào tạo nghề; đồng thời, mong muốn người dân địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho dự án trong quá trình xây dựng. Nhấn mạnh nguyên tắc "coi sự thành công của dự án chính là thành công của chúng ta” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dự án bởi ngoài ý nghĩa kinh tế, dự án này còn có ý nghĩa chính trị lớn trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan, hai quốc gia có quan hệ láng giềng gắn bó, hữu nghị truyền thống. Chủ đầu tư SCG (Thái Lan) là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu, bao bì. Tập đoàn hiện có hơn 200 công ty con cùng hơn 57.000 nhân viên. SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam từ năm 1992 và dần mở rộng đầu tư đa ngành.Trước đó trong sáng 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm và tặng quà bà Đàm Thị Mỹ, sinh năm 1928, lão thành cách mạng, trú tại Phường 3; thăm và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Đận, sinh năm 1930, trú tại Phường 7; thăm và tặng quà ông Nguyễn Bá Mùi, sinh năm 1931, thương binh ¼, cùng trú tại thành phố Vũng Tàu./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
IPO Lọc hoá dầu Bình Sơn: Lý do nào hấp dẫn các tập đoàn năng lượng quốc tế ?
20:04' - 05/01/2018
Tổng Giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, hiện dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể, đang chuẩn bị lựa chọn nhà thầu EPC.
-
Chuyển động DN
IPO Lọc hoá dầu Bình Sơn: Hấp dẫn nhưng "kén" nhà đầu tư
16:52' - 11/05/2017
Việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của BRS - đơn vị đang vận hành, quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào quý III/2017 tới đây đang được nhìn nhận là thương vụ hấp dẫn nhưng “kén” nhà đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.