Thủ tướng: Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông
Trước những khó khăn về vốn phát triển hạ tầng giao thông, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành liên quan rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải .
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, điểm mấu chốt là về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn là gần 953 nghìn tỉ đồng.
Theo thông báo dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn này, Bộ được phân bổ chỉ mới trên 209 nghìn tỉ đồng và số vốn thực tế được thông báo phân bổ là trên 188 nghìn tỉ đồng, chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu vốn từ ngân sách Nhà nước.
Đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không cho biết, nhu cầu vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng các cảng hàng không từ nay đến năm 2020 rất lớn, bình quân khoảng 5.500 tỉ đồng/năm.
Riêng sân bay Tân Sơn Nhất cần nhu cầu vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng để đáp ứng lượng hành khách và có thể tăng lên 100 triệu lượt vào năm 2020.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải đang chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực được coi là nút thắt của nền kinh tế hiện nay.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, lĩnh vực này đang thiếu vốn nghiêm trọng.
Trước thực tế đó, Thủ tướng nêu rõ, phải tìm mọi biện pháp phát triển ngành giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, không vì khó khăn về kinh phí mà tiếp tục để tồn tại nút thắt cơ sở hạ tầng.
Đề cập đến hiệu quả thực tế của việc xã hội hóa, Thủ tướng chỉ đạo phải đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải:
"Xã hội hóa nguồn lực mọi khâu, mọi cách. Vốn Nhà nước chỉ có thể là vốn mồi . Nhà nước hỗ trợ, tạo cơ chế, thể chế, điều kiện để xã hội hóa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thành công", Thủ tướng nói và gợi mở ngành Giao thông vận tải cần tận dụng nguồn lực những định chế tài chính quốc tế để triển khai phát triển hạ tầng.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ mọi thể chế, bãi bỏ các quy định cản trở sự phát triển; kể cả các quy định của Bộ, của Chính phủ để tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư theo hình thức công tư PPP hoặc các nguồn vốn khác vào ngành giao thông vận tải. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện chiến lược giao thông vận tải và Nghị quyết của Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm cơ sở thúc đẩy phát triển.
Thủ tướng nêu thực tế, việc đường bộ trở thành kênh vận chuyển hàng hóa chính, đã làm quá tải kết cấu hạ tầng của Việt Nam, trong khi nhiều nước đường bộ chủ yếu dùng để đi du lịch.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu cần chú trọng vận tải đa phương thức, chú trọng một số thế mạnh một số khu vực như ven biển, hệ thống giao thông thủy ở Tây Nam Bộ… bằng các chính sách vận tải có tính cạnh tranh.
Lưu ý đến việc đảm bảo chất lượng công trình giao thông, Thủ tướng đặt ra yêu cầu phải có cải cách tốt hơn, không để chất lượng công trình giao thông như trong suốt những năm qua.
"H ệ thống giao thông của chúng ta nói chung là chất lượng yếu kém, cần phải được xử lý giải quyết trong thời gian tới, để với định mức đơn giá đó, chất lượng phải tốt hơn. Chúng ta phải nghĩ việc này vì tiền bạc của nhân dân ", Thủ tướng yêu cầu
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển đường ven biển vì có thể kêu gọi xã hội hóa, đất đai còn rộng lớn và sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng hưởng từ công trình; đặc biệt là có thể giảm tải cho quốc lộ 1, từ đó kéo giảm tai nạn giao thông.
Thủ tướng lưu ý, làm rõ trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng các bộ và người đứng đầu các đơn vị liên quan trong việc quyết định những chủ trương phát triển giao thông.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, chủ động xây dựng cơ chế đặc thù, trình Thủ tướng một số cơ chế về phát triển đường cao tốc, về hình thức hợp tác công – tư (PPP) và thể chế điều hành các công việc có liên quan. Bộ cần tìm nguồn lực ODA để khắc phục tình trạng thiếu vốn.
Bên cạnh đó, Bộ phải xử lý gấp các vấn đề nóng thuộc lĩnh vực quản lý , nhất là an toàn giao thông, tránh tình trạng nói mãi nhưng không giải quyết được. Cùng với đó là phải quyết liệt xử lý tình trạng khai thác trái phép .
Đề cập đến tình trạng khai thác cát lòng sông như vụ việc tại Bắc Ninh, Thủ tướng cho biết đã ký văn bản yêu cầu dừng khai thác để điều tra, làm rõ." Đây là vấn đề nóng báo chí nêu rất nhiều. Tôi vừa ký văn bản dừng lại ở Bắc Ninh. Dừng lại mà đe dọa tính mạng của Chủ tịch UBND tỉnh. Quyền lợi làm vi phạm pháp luật nghiê m trọng như vậy. Lạm dụng giấy phép cấp, mà lọt giấy phép cấp từ trước năm 2014. Bây giờ giải quyết sao trong chuyện này? Cả hệ thống chính trị của chúng ta, cả bộ máy đồ sộ của chúng ta không làm nổi chuyện chống cát tặc trên dòng sông sao? Các thứ trưởng phải làm việc với C hủ tịch UBND tỉnh quán triệt vấn đề này, phải đưa thành vấn đề trong hội nghị Chính phủ ", Thủ tướng nêu rõ.
Nhấn mạnh hơn 200 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho giao thông là rất lớn, nếu giảm được chi phí sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đưa ra định mức vốn đầu tư cho 1 km đường giao thông mẫu, kể cả đường trải nhựa và đường làm bằng xi măng.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết các vướng mắc mà Bộ Giao thông Vận tại đề xuất. Đối với khó khăn của Bộ Giao thông Vận tải trong huy động vốn triển khai các dự án theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), Thủ tướng yêu cầu tập trung nghiên cứu thể chế về PPP để tháo gỡ.
Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam phải xã hội hóa một cách triệt để các nhà ga và một số hạ tầng khác. Nhà nước chỉ nắm một số hạng mục cần thiết và một số sân bay không thể cổ phần hóa được./.
Thủ tướng: Phải làm sao để DN lúa gạo phát triển tốt, thị trường ổn định?
Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ tại VNPTTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy Bộ Giao thông Vận tải tăng do sắp xếp tổ chức
21:24' - 02/03/2017
Chiều 2/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ tính minh bạch trong các dự án giao thông BOT
15:41' - 21/02/2017
Báo cáo kết quả Kiểm toán Nhà nước từ năm 2011 đến 2016 tại 27 dự án giao thông BOT cho thấy nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ mẫu sân bay Quốc tế Long Thành
15:49' - 16/02/2017
3 phương án mà Hội đồng lựa chọn đều đồng nhất với các phương án mà cộng đồng dân cư và Hội nghề nghiệp lựa chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.