Thủ tướng: Đủ điều kiện quy hoạch Đông Nam Bộ thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội của cả nước
Chiều 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ Hai của Hội đồng để tham vấn về Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng dự Hội nghị có các đồng chí: Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; các Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ; các chuyên gia, nhà khoa học. Hội nghị nêu bật vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực; thực trạng phát triển vùng; chỉ rõ một số điểm nghẽn trong quá trình phát triển vùng Đông Nam Bộ.Cùng với đó, phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế và yếu tố nội tại của vùng Đông Nam Bộ; các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân cấp, phân quyền cho vùng; tình hình đầu tư hạ tầng quy mô lớn; mức độ liên kết, hình thành các hành lang kinh tế, vùng động lực, phát triển đô thị; khả năng hình thành, phát triển các trung tâm tài chính, logistic, các khu kinh tế... tại vùng Đông Nam Bộ.
Các đại biểu nêu quan điểm phát triển vùng Đông Nam Bộ bảo đảm thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước và các quy hoạch cấp quốc gia, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu cho rằng, Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế khác. Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ và các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên Hội đồng điều phối vùng, thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh, hoàn thiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng quy hoạch phải bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030), các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố và các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ... Cùng với đó, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải đồng bộ, liên kết với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch cấp tỉnh; quy hoạch vùng phải kết nối với các quy hoạch cao hơn và phù hợp với các quy hoạch thấp hơn; quy hoạch phải kiến tạo phát triển, liên kết vùng và có tính mở để dễ dàng điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực để xây dựng quy hoạch và thực thi quy hoạch; phải bám sát tình hình thực tiễn để xây dựng quy hoạch khả thi, triển khai bài bản, có hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vùng Đông Nam Bộ trong tổng thể phát triển quốc gia. Từ đó tìm ra tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng để phát huy; đồng thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức để tìm cơ chế hóa giải. Trên tinh thần đó, Thủ tướng cho rằng có đủ điều kiện xây quy hoạch xây dựng vùng Đông Nam Bộ thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tầu và hình mẫu phát triển của cả nước. Tuy tiềm năng lớn, song cơ chế chính sách còn hạn hẹp; hạ tầng chiến lược chưa tương xứng với tiềm năng, sự phát triển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải có cách tiếp cận đột phá với tầm nhìn, tư duy chiến lược, lâu dài; dựa trên 3 trụ cột là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa. Trong đó, con người là trung tâm, thiên nhiên là nền tảng, lịch sử văn hóa là động lực; huy động nguồn lực bên trong là cơ bản, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. Về cơ cấu kinh tế của vùng, Thủ tướng yêu cầu phải phát triển nhanh, bền vững, dựa vào đổi mới, sáng tạo; khoa học công nghệ; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ. Trong đó, công nghiệp, dịch vụ là trọng tâm; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, với nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Quy hoạch kinh tế vùng Đông Nam Bộ kết nối với Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước; kết nối với Lào, Campuchia, với ASEAN và các trung tâm lớn của thế giới. Quy hoạch giao thông kết nối bao gồm 5 loại hình giao thông với các khu vực, cả nước và quốc tế; cùng với đó quy hoạch tăng cường giao thông xanh, hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt kết nối khu vực; nỗ lực đưa vào sử dụng sân bay Biên Hoà. Quy hoạch kết nối liên quan an ninh nguồn nước, chống biến đổi khí hậu của Tiểu vùng sông Mekong. Thủ tướng yêu cầu huy động mọi nguồn lực hợp pháp vào phát triển vùng Đông Nam Bộ, bao gồm nguồn lực của Trung ương, địa phương, tư nhân, hợp tác công tư; sử dụng vốn vay để tập trung phát triển hạ tầng, đi vào những dự án lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái. Trong đó, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế gồm Cái Mép và Cần Giờ, hình thành trung tâm logistics lớn của quốc tế; dự án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế. Thủ tướng đặc biệt lưu ý trong quá trình xây dựng quy hoạch phải tăng cường phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng; giữa các vùng, giữa các bộ, ngành và giữa vùng với các trung tâm lớn của thế giới. Cùng với đó việc tổ chức thực hiện quy hoạch phải bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, trên tinh thần “cơ chế chính sách phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản lý phải thông minh”.- Từ khóa :
- thủ tướng chính phủ
- đông nam bộ
- phạm minh chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
10:07' - 19/11/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1123/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự 2 Bộ
13:04' - 15/11/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội
07:55' - 08/11/2023
Quốc hội tiếp tục chất vấn đối với các lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.