Thủ tướng dự lễ khởi công một số công trình quan trọng tại Tp.Hồ Chí Minh
Sáng 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ khởi công một số công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng, phục vụ trực tiếp việc phát triển kinh tế-xã hội được đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, trông đợi.
Lễ khởi công dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) kết hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư được tổ chức tại cảng Lotus, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện quan trọng đối với người dân thành phố bởi dự án góp phần giải quyết tình trạng ngập lụt do triều kéo dài trong suốt thập niên qua.
Với vị trí địa lý, một mặt giáp Biển Đông và các sông lớn chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều Biển Đông như Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài rạp, Vàm Cỏ, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 60% diện tích mặt đất thấp hơn mực nước đỉnh triều và khoảng 70% diện tích nằm trên nền đất yếu đang bị lún nền với tốc độ trung bình khoảng 10 mm/năm.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và đô thị hóa, mực nước đỉnh triều ngày càng dâng cao trong khi mặt đất ngày càng hạ thấp do lún nền dẫn đến tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) với tiến độ thực hiện dự kiến là 36 tháng (từ năm 2016 – 2018).
Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án còn nhằm chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch để cải thiện khả năng tiêu thoát của các dự án thoát nước đô thị và hỗ trợ trữ nước mưa khi có mưa kết hợp với triều cường, kết hợp chống sạt lở bờ sông và góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường.
Dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn. Sau khi dự án đi vào hoạt động, tàu thuyền vẫn đảm bảo qua lại bình thường thông qua âu thuyền của các cống.
Ngoài ra, dự án cũng xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh – giai đoạn 1 bao gồm khoảng 7,8 km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 25 cống nhỏ có khẩu độ từ 1,0 m - 10,0 m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối; xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống Scada. Địa điểm xây dựng công trình thuộc các địa bàn quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.
Tại lễ khởi công, chủ đầu tư dự án cam kết: Dự án sau khi hoàn thành sẽ giải quyết triệt để việc ngập lụt do triều có xét đến biến đổi khí hậu tại khu vực dự án; đồng thời đề xuất thành phố tiếp tục triển khai chương trình tăng cường hệ thống thoát nước đô thị phải truyền tải nước. Để phục vụ dự án, hơn 300 hộ dân sẽ phải giải tỏa, hơn 1.500 người dân phải di dời.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao UBND thành phố và các cơ quan liên quan đã huy động đủ số vốn quan trọng để triển khai dự án trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh đến định hướng phát triển lâu dài của Thành phố Hồ Chí Minh – hòn ngọc Viễn Đông, Thủ tướng cho rằng để hiện thực hóa chủ trương này, thành phố cần hội tụ đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là phải xử lý dứt điểm vấn đề triều cường, úng ngập.
Thủ tướng đề nghị thành phố tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch chống úng ngập, triều cường phù hợp với diễn biến tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tiếp tục cập nhật thông tin, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học; quản lý tốt các hồ điều hòa trong quy hoạch; ngăn ngừa tốt nguy cơ sụt lún để dự án triển khai thi công và vận hành một cách có hiệu quả.
Thủ tướng cũng yêu cầu chủ đầu tư, UBND thành phố làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo đời sống, sinh kế cho người dân, nhất là các đối tượng thuộc diện giải tỏa phục vụ dự án.
Đề nghị nhà đầu tư, các cơ quan tư vấn, giám sát và người dân thành phố cần tăng cường giám sát để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của dự án theo đúng tiến độ bàn giao đến năm 2018, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện để dự án được triển khai đúng yêu cầu đề ra; đặc biệt nghiêm cấm các hành vi tham nhũng, lãng phí trong quá trình triển khai dự án.
Cũng trong sáng 26/6, tại phường Tân Phú, quận 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khởi công cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, một trong năm bệnh viện thuộc Đề án Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyển trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường bệnh, xây dựng trên diện tích gần 55.600m2, tổng vốn đầu tư là hơn 5.845 nghìn tỷ đồng. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Ban quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng thuộc Sở Y tế thành phố làm chủ đầu tư.
Khi hoàn thành, Bệnh viện có đầy đủ các khu khám chữa bệnh và điều trị nội-ngoại trú, khu kỹ thuật nghiệp vụ, có sân bay trực thăng phục vụ công tác vận chuyển bệnh nhân cấp cứu.
Ngoài ra còn có hệ thống giao thông nội bộ và giao thông đối ngoại; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, chiếu sáng, cây xanh sân vườn... được xây dựng đồng bộ.
Ngoài ra Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cao. Các khu vực phòng mổ, hồi sức, hành lang sạch được đầu tư hệ thống lạnh hiện đại, bảo đảm môi trường vô trùng, chống nhiểm khuẩn. Cùng với đó là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ cao bảo đảm an toàn khi xả thải ra môi trường.
Liên danh nhà thầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng - Thương mại Thuận Việt và Công ty cổ phần ERA E&C đã trúng thầu thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị xây dựng Dự án với giá trúng thầu là gần 1.979 tỷ đồng, thời gian thi công trong 18 tháng.
Đây là dự án quan trọng, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quá tải trầm trọng, có lúc lên đến 170%, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thành phố và toàn vùng.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sức khỏe nhân dân, trong đó có việc đầu tư hệ thống các bệnh viện.
Đến nay, ngành y tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu y học được thế giới đánh giá cao, tuổi thọ của Việt Nam đã tăng, thuộc nhóm đầu Châu Á và vượt một số nước Châu Âu.
Nhưng dù vậy vẫn còn nhiều điểm tồn tại, như tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế thấp, tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra từ nhiều năm nay.
Nhấn mạnh đến sự cần thiết của dự án trong bối cảnh tình trạng gia tăng người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam (hơn 150.000 người mắc phải mỗi năm) ở mức cao, trong khi hệ thống bệnh viện ung bướu tuyến dưới còn thấp, Thủ tướng cho rằng việc xây dựng một số bệnh chuyên khoa, các bệnh hiểm nghèo sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Hoan nghênh Bộ Y tế và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp để có mặt bằng sạch, tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu đúng quy định, đáp ứng năng lực thi côn, Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ đầu tư và UBND Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên rà soát, giao ban kiểm tra công việc, góp phần chỉ đạo dự án đúng tiến độ.
Trong quá trình thực hiện, dự án phải đặc biệt chú trọng việc chuẩn bị đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo xung lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển
14:57' - 16/06/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo của cả nước. Muốn vậy, chính quyền thành phố phải luôn có tinh thần cầu thị, sẵn sàng đổi mới".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Cần Thơ đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
21:11' - 13/06/2016
Chiều 13/6,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với TP.Cần Thơ – thủ phủ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo rà soát các phương tiện du lịch đường thủy
11:31' - 05/06/2016
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.