Thủ tướng duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái
Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được xây dựng trở thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ, của vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái - Phòng Thành (Trung Quốc).
Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái là trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; khu du lịch quốc gia có tính chất du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu; đô thị biển hiện đại và bền vững; khu có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng về quốc phòng an ninh.
Dến năm 2030, quy mô dân số Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái có khoảng 310 - 320 ngàn người. Lượng khách du lịch khoảng 5 - 6 triệu lượt/năm. Đến năm 2040, có khoảng 460 - 470 ngàn người và lượng khách du lịch khoảng 8 - 9 triệu lượt/năm.
Về quy mô xây dựng, đến năm 2030, đất xây dựng khoảng 15,5 - 16 ngàn ha (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 8,5 ngàn ha, còn lại thuộc huyện Hải Hà). Đến năm 2040, đất xây dựng khoảng 24,4 đến 26 ngàn ha (trong đó khu vực thành phố Móng Cái khoảng 15 ngàn ha, còn lại ở huyện Hải Hà).
Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được phát triển theo mô hình cấu trúc gồm 3 hành lang (hành lang đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 18; hành lang du lịch, nông nghiệp và dịch vụ cảng; hành lang sinh thái và biên giới và 2 vùng phát triển động lực là thành phố Móng Cái, khu đô thị - công nghiệp cảng biển Hải Hà.
Cấu trúc phát triển không gian thành 5 khu vực chính: Khu A - Khu trung tâm thành phố Móng Cái; Khu B - Khu vực Hải Hà; Khu C - Trung tâm dịch vụ tích hợp; Khu D - Khu vực du lịch biển đảo phía Nam và Khu E - Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới.
Thành phố Móng Cái được phát triển theo cấu trúc vành đai và hướng tâm, gồm trung tâm hiện hữu, vành đai dịch vụ đô thị, vành đai chức năng, vành đai sinh thái. Phát triển các trục hướng tâm với các chức năng chủ đạo của khu kinh tế như: Trục thương mại Hải Yên - Bắc Luân 3 với trọng tâm là khu hợp tác kinh tế; trục dịch vụ du lịch từ trung tâm đến Trà Cổ; trục dịch vụ hỗ trợ từ trung tâm tới cảng Vạn Ninh; trục sản xuất công nghiệp công nghệ cao theo hành lang kết nối với Hải Hà; trục dịch vụ sinh thái nông lâm nghiệp hướng Tây.
Khu vực Hải Hà phát triển mở rộng về phía Tây gắn với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và trục kết nối cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; về phía Đông gắn với phát triển đô thị dịch vụ sinh thái. Phát triển theo cấu trúc mạng ô cờ, sắp xếp lại không gian các khu vực hiện trạng để tạo nên không gian đô thị đồng bộ, hiện đại.
Khu vực Trà Cổ - Bình Ngọc phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch biển gắn với văn hóa và vui chơi giải trí; trong đó ưu tiên bổ sung các khu công viên vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, công trình hạ tầng dịch vụ du lịch...
Khu vực các đảo: Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vạn Mặc, Vạn Nước, thoi Xanh… phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp với cảnh quan, địa hình, thảm thực vật, hệ sinh thái ven biển. Phát triển các kiến trúc xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, được kết nối dễ dàng bằng hệ thống giao thông thủy, cáp treo và các khu dịch vụ bến cảng du thuyền…/.
>>Xây dựng Móng Cái thành cực tăng trưởng kinh tế năng động
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Từ ngày 11/3, Quảng Ninh mở lại các tuyến xe khách liên tỉnh và hoạt động du lịch
08:22' - 11/03/2021
Trước đó, từ ngày 3/3, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã hoạt động trở lại, đến nay đã tổ chức đón 8 chuyến bay nội địa đi và đến, với tổng số 717 người
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh mở lại hoạt động du lịch nội tỉnh
08:57' - 02/03/2021
Sau 20 ngày không phát hiện ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, Quảng Ninh được xem là địa bàn an toàn, ổn định.
-
Đời sống
Quảng Ninh dành 500 tỷ đồng mua vaccine COVID-19 tiêm phòng cho toàn dân
18:03' - 24/02/2021
Tỉnh Quảng Ninh quyết định dành tối thiểu 500 tỷ đồng để mua vaccine phòng COVID-19 và triển khai tiêm phòng cho toàn dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian sớm nhất có thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Tương lai châu Á: 5 đề xuất của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
20:01'
Ngày 26/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 27 ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Viện Pasteur Paris
18:54'
Chiều 26/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Stewart Cole, Chủ tịch Viện Pasteur Paris đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cước vận tải
18:48'
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ giá cước đến việc đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ
18:25'
Ngày 26/5/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine và Đại sứ Canada trình Quốc thư
18:10'
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine và Đại sứ Canada trình Quốc thư
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO
17:17'
Chiều 25/5 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới thăm trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ, và làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO Trương Hướng Thần.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
16:39'
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Đồng thời, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng: Xử lý dứt điểm việc di dời các khu tập thể xuống cấp
14:29'
Đến nay, toàn thành phố đã di dời 8 khu tập thể xuống cấp với 67 hộ dân, hiện còn 17 khu với 105 hộ dân chưa thực hiện giải tỏa, di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư để bước vào kỷ nguyên số vững chắc
13:59'
Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có cái nhìn đúng đắn về chuyển đổi số. Rất nhiều trong số họ đã nắm bắt được cơ hội để tăng tốc sau khi trải qua giai đoạn ứng phó và phục hồi.