Thủ tướng: Loại bỏ những cán bộ nhũng nhiễu, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Sáng 23/12, Hội nghị Thủ tướng với các đại diện của cộng đồng hơn 700.000 doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững”.
Đây là lần thứ 3, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc đối thoại quy mô lớn với cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc. Khoảng 1.000 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các địa phương, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp… tham dự sự kiện. Hội nghị được kỳ vọng là cơ sở để có thêm nhiều giải pháp, chính sách mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, để làm sao chúng ta đạt được mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Với quyết tâm đưa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam vào tốp đầu của ASEAN, Hội nghị tiếp tục khẳng định cam kết Chính phủ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế đang ngày càng lớn mạnh, hơn 126.000 doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm.Riêng năm 2019, dự kiến đạt 136.000 doanh nghiệp thành lập mới, tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động lên khoảng 760.000 doanh nghiệp.
Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu đã tham quan trưng bày các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, máy móc, thiết bị… của một số tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, sự phát triển và đóng góp của doanh nghiệp đối với phát triển của đất nước thật sự là chưa tương xứng với tiềm năng. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng nhưng số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động cũng ở mức đáng báo động.Nền kinh tế Việt Nam thiếu các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa; đa số có năng lực khoa học công nghệ hạn chế, trình độ quản trị thấp - thiếu kỹ năng và tay nghề, khả năng liên kết yếu, văn hóa hợp tác còn mang tính hình thức,khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống, thủ tục còn phức tạp, doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian tiếp cận.
* Phát triển kinh tế đêm Chủ tịch Công ty Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Nguyễn Văn Thân đề nghị Chính phủ có cơ chế thúc đẩy phát triển nông nghiệp, công nghiệp trong nông nghiệp; kinh tế lâm nghiệp; vấn đề kinh tế tuần hoàn, kinh tế đêm... Bởi đây là một xu hướng các nước đang vận dụng hiệu quà và Việt Nam nên tận dụng mô hình này.Các ý kiến đề nghị Chính phủ cho nghiên cứu chính thức về kinh tế ban đêm để xác định quy mô và tác động của nó. Việc phát triển tốt kinh tế ban đêm sẽ kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân và ngân sách cho nhà nước.
* Sự yếu kém của doanh nghiệp có trách nhiệm của Nhà nước Phát biểu tại hội nghị, thông tin về tình hình kinh tế-xã hội cả nước trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa sẽ khép lại năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, mức tăng trưởng của Việt Nam trên 7%, là một trong những nước tăng trưởng cao nhất châu Á và thế giới. Thủ tướng khẳng định, đóng góp vào những thành quả kinh tế - xã hội 2019 cũng như xuyên suốt hơn 3 thập niên đổi mới của Việt Nam có vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Theo Thủ tướng, sự lớn mạnh của doanh nghiệp không thể thiếu vai trò của Nhà nước, ngược lại, sự yếu kém của doanh nghiệp chắc chắn có phần trách nhiệm của Nhà nước.Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ kiến tạo phát triển sẽ phải không ngừng tìm cách giảm mức độ rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro do thể chế, chính sách và nhũng nhiễu của bộ máy hành chính gây ra.
Đánh giá cao quan điểm của các bộ, ngành không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, song, Thủ tướng nhấn mạnh những vi phạm nghiêm trọng, phải xử lý nghiêm để đảm bảo kỷ cương. Đề cập đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm tới, Thủ tướng cho rằng, cần tạo điều kiện thuận lợi để hạn chế số doanh nghiệp giải thể. Bởi số lượng doanh nghiệp trên quy mô dân số của Việt Nam vẫn còn thấp. Cả nước mới có 7 doanh nghiệp nằm trong số 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô la Mỹ. Doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam mới có quy mô 17 tỷ USD. Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam có quy mô hơn 6 tỷ USD. * Chấm dứt tình trạng "hù dọa" doanh nghiệpThủ tướng chỉ đạo: "Trừ cứu hỏa và thiên tai, việc giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp phải nằm ở trang đầu quyển sổ tay hành động của lãnh đạo. Không thể không biết doanh nghiệp rất khó khăn trên địa bàn của mình, trong lĩnh vực của mình".
Mỗi bộ, ngành khẩn trương xây dựng một chương trình hành động nhằm thực hiện các cam kết hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2020, tầm nhìn 20 năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối đốc thúc, cập nhật tổng hợp, báo cáo Thủ tướng; phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, cùng doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục có những chính sách cởi mở hơn, thực sự "cởi trói" ủng hộ để doanh nghiệp bứt phá. "Cởi trói" cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực, các ngành mà trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách, ngoại trừ những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện nhất quán và triệt để trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung vào những khâu còn yếu và doanh nghiệp kêu ca. "Cấp chuyên viên còn nhũng nhiễu lắm, chậm trễ lắm, cứ đá qua đá lại", Thủ tướng cho biết và yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải "chấm dứt ngay tình trạng các nhân viên công quyền sử dụng quyền lực mềm hù dọa doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp có sai sót".Các cơ quan nhà nước phải loại bỏ những cán bộ nhũng nhiễu, phiền hà, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh do tham nhũng tiêu cực, do trình độ yếu kém để kéo dài thời gian làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
Gửi thông điệp đến các doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tinh thần đoàn kết, tương tác. Khuyến khích sự chủ động hợp tác và tương trợ nhau trên thương trường, phát huy tinh thần yêu nước, yêu dân tộc gắn bó với nhau khi khó khăn cùng nhau vươn ra biển lớn. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới chính mình phải thực sự tái cấu trúc và cải tiến liên tục nâng cao sức cạnh tranh xây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm. Cùng với đó, cần lưu ý để không vướng vào các vụ kiện, tranh chấp thương mại. Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp, cần thực hành các chuẩn mực kinh doanh tiến bộ, nộp thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính bắt buộc; thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ, giữ gìn thương hiệu uy tín quốc gia. Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, không đưa hối lộ và kịp thời phát hiện tham nhũng. Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy không ngừng và mạnh mẽ hơn nữa các cải cách; tích cực rà soát rào cản pháp lý chính sách quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh; xóa bỏ các rào cản, độc quyền nhà nước để trao cơ hội tham gia nhiều hơn cho khu vực tư nhân bao gồm các dịch vụ công cộng cũng như bảo hộ, bảo vệ các hàng rào thương mại kỹ thuật. Nhấn mạnh đến quyết tâm đồng hành với doanh nghiệp, Thủ tướng mong muốn doanh nhân Việt Nam phải có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt. Đó chính là những tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập tự cường và thịnh vượng vào năm 2045./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ tiếp tục cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp
11:49' - 23/12/2019
Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng cam kết lắng nghe cùng đồng hành, đối thoại thẳng thắn, tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp Việt Nam bứt phá trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
18:58' - 20/12/2019
Để phát huy hơn nữa lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vấn đề đánh giá cơ hội, phân bổ nguồn lực đầu tư, nhất là kết nối giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế vùng là cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị các biện pháp bảo đảm đón Tết Canh Tý vui tươi, an toàn
07:31' - 20/12/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 33/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần tới sẽ diễn ra Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2019
14:56' - 19/12/2019
Sau hơn 30 năm đổi mới, khu vực doanh nghiệp ngày càng phát huy và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân hiến kế phát triển kinh tế
14:50' - 19/12/2019
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.