Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp ứng phó với cơn bão Molave
Trước những dấu hiệu diễn biến đáng lo ngại của cơn bão số 9, sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến ứng phó bão số 9 với các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các thành viên Ban Chỉ đạo.
*Không lơ là, chủ quan trong ứng phó bão số 9
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 có khả năng tiếp tục ảnh hưởng tới khu vực miền Trung. Do vậy các tỉnh, thành phố thuộc khu vực trên tiếp tục chủ động các biện pháp trong ứng phó, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác phòng tránh bão số 9.
"Trong công tác ứng phó, các bộ, ngành và địa phương chịu ảnh hưởng của bão phải thực hiện tốt việc sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm (trũng, thấp, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét...), đảm bảo an toàn tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản.
Đây là kinh nghiệm khi trước đây đã vào tránh trú gần bờ những vẫn xảy ra sự cố mất an toàn, vì những con tôm hùm, lồng bè, cá mà người chủ giữ ngư dân lại, không cho lên bờ. Do đó phải kiên quyết xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân không tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng chống, ứng phó với thiên tai" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng lưu ý, do bão số 9 được dự báo tiếp tục ảnh hưởng tới khu vực miền Trung (khu vực này đã chịu nhiều tổn thương thiên tai trong thời gian qua) do vậy các địa phương phải bằng mọi cách chỉ đạo việc tiếp tục di dời người và tài sản đến nơi an toàn, đồng thời làm tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo triển khai chằng chống nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng, các công trình công cộng, đặc biệt đối với các công trình cột, tháp cao, khu công nghiệp; tổ chức cắt tỉa cành cây.
Chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm theo phương châm bốn tại chỗ để đối phó với mưa, lũ lớn, ngập lụt, chia cắt kéo dài nhiều ngày. Triển khai đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, an toàn giao thông nhất là đi lại khi có bão và khi mưa; sẵn sàng lực lượng, vật tư để cứu hộ, ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung phân công, tổ chức đoàn tới các khu vực ảnh hưởng, nguy cơ cao xảy ra các hình thái thiên tai nguy hiểm để chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ nhân dân; hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để thực hiện tốt công tác phòng chống bão lũ.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm và ứng phó với bão theo phương châm "bốn tại chỗ". Triển khai đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, an toàn giao thông nhất là đi lại khi có bão và khi mưa; sẵn sàng lực lượng, vật tư để cứu hộ, ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.
Trước thực tế chúng ta đang phải đối phó và khắc phục hậu của của việc "bão chồng bão", "lũ chồng lũ". Do vậy, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung kiểm tra, ra soát các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Chính quyền các cấp tổ chức thông tin kịp thời cảnh báo đến tất cả đối tượng bị ảnh hưởng của cơn bão để chủ động đối phó, Thủ tướng nêu rõ.
Chia sẻ với những mất mát, khó khăn mà người dân miền Trung vừa phải hứng chịu trong thời gian qua, Thủ tướng quán triệt các bộ, ngành, địa phương cùng với cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục công tác hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, đặc biệt là các tỉnh chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi thiên tai như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác ứng phó với bão số 9 cũng như khắc phục hậu quả thiên tai tại miền Trung.
*Di dời số lượng lớn dân và tàu thuyền về nơi an toàn
Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài, trước nhận định về bão số 9 rất mạnh, theo kịch bản, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với các địa phương dự kiến di dời khoảng hơn 1,2 triệu dân.
Bên cạnh đó, hiện trong khu vực miền Trung có khoảng 65.000 tàu (đã thông báo về diễn biến, hướng đi của tàu cho khoảng 45.000 tàu, còn khoảng 20.000 tàu chưa nhận được thông báo của các lực lượng chức năng về bão.
Do vậy, các đơn vị chức năng phối hợp với địa phương đẩy nhanh việc kêu gọi tàu thuyền về nơi an toàn chậm nhất trong tối ngày 27/10. Các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực hiện nghiêm việc cấm biển và cho học sinh nghỉ học, công tác vận hành hồ chứa, liên hồ chứa...
Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, Ủy ban chỉ đạo các các Quân khu tại khu vực miền Trung chuẩn bị khoảng 368.902 người/3562 phương tiện để ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão.
* Bão số 9 rất mạnh, di chuyển nhanh và ảnh hưởng rộng
Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, bão số 9 đã vào Biển Đông với cường độ mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng trên diện rộng.
"Vùng trọng tâm bão ảnh hưởng dự kiến là các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên, bão gây gió lớn trên biển khoảng cấp 13-14, giật cấp 15, trong bờ được dự báo là cấp 11-12, giật cấp 13. Ngoài ra, bão gây dông, lốc và được đánh giá là cấp độ rủi ro cấp 4. Do vậy, chính quyền địa phương cần phải tuyên truyền, khuyến cáo với người dân và các hoạt động tàu thuyền trên biển cần phải di dời, tránh trú đến nơi an toàn" - ông Khiêm lưu ý.
Từ chiều 27/10, vùng biển ven bờ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió giật mạnh, dông, lốc, đêm 27 và ngày 28/10, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Bão số 9 có khả năng gây mưa lớn ở các tỉnh như phía Nam Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Bình từ 27-31/10 với lượng mưa khoảng 500-700 mm.
Do mưa lớn nên các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và Gia Lai, Kom Tum sẽ xuất hiện một đợt lũ mới. Mực nước trên nhiều sông có khả năng lên báo động 2 - báo động 3, có sông vượt mức báo động 3. Đặc biệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét vùng núi các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên, có thể gây ngập lụt diện rộng trở lại tại các tỉnh miền Trung./.
Tin liên quan
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết: Áp thấp nhiệt đới tan dần, bão số 9 mạnh thêm
07:30' - 26/10/2020
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, sáng sớm 26/10, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 8 đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bão Molave đổ bộ vào Philippines, gần 9.000 người sơ tán
21:11' - 25/10/2020
Gần 9.000 người ở Philippines đã phải sơ tán đến nơi an toàn khi bão Molave đổ bộ và gây mưa to gió lớn tại các tỉnh phía Nam đảo chính Luzon tối 25/10.
-
Dự báo thời tiết
Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão số 9 có cường độ rất mạnh
18:02' - 25/10/2020
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, chiều 25/10, khi đi vào vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.