Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có một không khí thi đua để tăng trưởng
Sáng 2/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 5 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2018; đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể khác.
Phiên họp diễn ra trong bối cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV cũng đang tiến hành xem xét, thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2018 của đất nước và chuẩn bị bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Cũng do đó, tại phiên họp lần này, nội dung kinh tế - xã hội được ưu tiên thảo luận ngay tại buổi làm việc đầu tiên thay vì công tác xây dựng thể chế như thường lệ. Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ chuẩn bị tốt các văn bản báo cáo, giải trình, đặc biệt là phục vụ tốt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV. Đánh giá tình hình tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2018, Thủ tướng cho rằng, nhìn chung, các ngành, lĩnh vực tiếp tục diễn biễn tích cực, kinh tế - xã hội cơ bản tiến triển tốt. Theo Thủ tướng, các tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam. Chỉ số mua hàng PMI tháng 5 của Việt Nam tăng lên 53,9 điểm, cao nhất trong khối các nước ASEAN.Một số mặt nổi trội khác như: Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt. Vụ Đông Xuân năm nay được mùa, sản lượng thóc tăng thêm 1,1 triệu tấn, giá cả thuận lợi, người nông dân trồng lúa có lợi nhuận tốt, nhiều vùng đạt từ 30-50%.
Nhờ đó, xuất khẩu gạo đạt tốt hơn năm ngoái. Chăn nuôi gia súc gia cầm, sản lượng thủy sản đều tăng, giá thịt lợn phục hồi. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt nhiều khởi sắc, không có dịch bệnh phát sinh.
Cùng với đó, sản xuất công nghiệp cả nước tăng 9,7% trong 5 tháng đầu năm; trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh hơn (11%). Chính phủ đánh giá cao các địa phương trọng điểm đã năng nổ, chủ động tìm nguồn lực cho phát triển. “Có một không khí thi đua để tăng trưởng”, Thủ tướng nói và biểu dương những địa phương đạt mức tăng trưởng cao.Nhận xét tình hình thương mại, dịch vụ, Thủ tướng đánh giá, sức cầu trong nước phát triển mạnh mẽ, tiêu dùng nội địa tích cực. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,1%. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 6,7 triệu lượt, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu 5 tháng đạt 93,1 tỷ USD, tăng 15,8%; xuất siêu 3,4 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 6,75 tỷ USD, tăng gần 9%.
Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển tích cực với gần 53 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn đăng ký mới trong 5 tháng đầu năm đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng. Đề cập đến những hạn chế, khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng đề nghị các vị “tư lệnh ngành” báo cáo trực tiếp vào các vấn đề còn tồn tại để bàn các giải pháp tháo gỡ. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không chủ quan trong điều hành để đảm bảo kiểm soát tốt chỉ số giá tiêu dùng bởi sự biến động rất nhanh của kinh tế thế giới. Thủ tướng yêu cầu cần tính toán các giải pháp kiềm chế lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đặt ra đối với mọi cấp, mọi ngành.Để đảm bảo mục tiêu khó khăn này, Thủ tướng chỉ thị không tăng giá điện trong năm nay. Chỉ điều chỉnh giá giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép vào thời điểm phù hợp. Cùng với đó, tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp không để sức ép tăng giá lớn.
Thủ tướng nhắc lại việc đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4% là việc không đơn giản trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng nhanh. Thủ tướng cảnh báo sự chủ quan một số địa phương sẽ có thể dẫn đến tình hình phức tạp. Một vấn đề khác, vẫn thường xuyên là tồn tại cần khắc phục trong quản lý, điều hành thời gian gần đây là tình hình giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, 5 tháng 2018 mới đạt gần 29% kế hoạch đề ra; trong đó không chỉ các bộ, ngành mà cả các đầu tàu kinh tế như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đạt thấp. “Đây là nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí, đội vốn, chậm đưa công trình vào hoạt động”, Thủ tướng phân tích và yêu cầu cần có những giải pháp thẳng thắn, mạnh mẽ, kiểm điểm, rút kinh nghiệm và báo cáo, giải trình trước Quốc hội. Thủ tướng cũng chỉ đạo tiếp tục thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng với đầu tư trong nước; đẩy mạnh hơn nữa chỉ số sản xuất công nghiệp, nhất là chế biến, chế tạo bởi thời gian qua, có một số địa phương chỉ số này giảm. Cho rằng sản xuất nông nghiệp mặc dù có những khởi sắc nhưng vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, Thủ tướng chỉ rõ mặc dù sản xuất nông sản số lượng lớn nhưng vẫn xuất khẩu tiểu ngạch cao. Ngoài ra, vấn đề khai thác rừng, lâm tặc vẫn tái diễn ở một số địa phương như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Kạn... Vấn đề quản lý hồ đập, đê điều để chủ động trước mùa mưa bão và những vấn đề an toàn xã hội, an toàn giao thông, nhất giao thông đường sắt cũng có những diễn biến phức tạp. Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng chỉ rõ, nhiều bộ tuyên bố cắt giảm thủ tục nhưng vẫn là hình thức, thực chất vẫn còn khó khăn cho doanh nghiệp. "Chúng ta cần tạo môi trường đầu tư tốt hơn để đạt mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào 2020", Thủ tướng chỉ đạo. Trên tinh thần đó, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành địa phương chuẩn bị tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, môi trường 6 tháng đầu năm để rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2018 theo chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương và Quốc hội sao cho không chỉ đảm bảo tăng trưởng tốt mà chất lượng tăng trưởng cũng cần phải được cải thiện hơn. Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 sẽ diễn ra đến hết ngày 2/6./.>>> Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tăng cường hợp tác để phát triển PPP tại Việt Nam
10:21' - 05/05/2018
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, việc thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP là giải pháp cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư và tận dụng công nghệ hiện đại.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng tôn giáo
20:17' - 03/05/2018
Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, tinh thần chung là kiên quyết để đảm bảo tôn trọng tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân, nhưng cũng phải chỉ rõ hành vi vi phạm, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải giải quyết được căn cơ các bất cập
17:54' - 23/04/2018
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ các điều kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết,.. để tiếp tục đơn giản, cắt giảm hoặc bãi bỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
15:35'
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ hai nước khi được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường Thái Lan vẫn còn dư địa cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam
15:34'
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực đưa cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng về đích sớm
14:53'
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua tỉnh An Giang đang được đẩy nhanh thi công với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực
13:04'
Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp
10:47'
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
-
Kinh tế Việt Nam
3 thành phố của Việt Nam đều tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
10:44'
Trung tâm Nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink vừa công bố Bảng xếp hạng “Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.