Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến
Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến diễn ra trong hai ngày 21-22/11/2020. Đây là lần thứ hai các nhà lãnh đạo G20 họp trực tuyến trong năm 2020 nhằm phối hợp chính sách toàn cầu ứng phó dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững, cân bằng và bao trùm.
Tham dự Hội nghị thượng đỉnh có lãnh đạo cấp cao của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga, Thủ tướng Đức…) và khách mời (Thủ tướng Việt Nam và một số lãnh đạo các nước), cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)…
Ngày 21/11/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo cấp cao các nước đã tham dự phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề "Vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng và việc làm".
Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo khẳng định lại các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đặc biệt về COVID-19 ngày 26/3/2020, triển khai mọi biện pháp và nguồn lực cần thiết để bảo vệ mạng sống và sinh kế của người dân, phục hồi tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm; nhất trí bảo đảm vắc xin và thuốc đặc trị COVID-19 được tiếp cận bình đẳng và với chi phí phù hợp.
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh các ngân hàng phát triển đa phương đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước ứng phó dịch Covid-19; cam kết tiếp tục triển khai Sáng kiến hoãn, giảm nợ cho các nước đang phát triển (DSSI) trong năm 2021.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong thúc đẩy thương mại toàn cầu và phục hồi kinh tế, khẳng định ủng hộ chính trị thúc đẩy các cải cách cần thiết của WTO; tăng cường khả năng chống chịu của các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Lãnh đạo nhiều nước cũng đề cập vai trò quan trọng của kinh tế số trong ứng phó dịch COVID-19 và duy trì các hoạt động kinh tế; khẳng định vai trò quan trọng của kết nối và dòng dữ liệu tự do đi đôi với bảo đảm tin cậy trong phát triển kinh tế số.
Tham gia thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tăng cường phối hợp chính sách toàn cầu, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác đa phương để đẩy lùi dịch COVID-19, trong đó đánh giá cao những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19 của các nước G20, nhất là thúc đẩy phối hợp chính sách vĩ mô trong phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đã cùng các nước ASEAN và đối tác đề cao tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng", thực hiện mạnh mẽ các biện pháp ứng phó dịch COVID-19, phục hồi kinh tế, duy trì đà hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Để vượt qua đại dịch và phục hồi bền vững, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần chủ động thích ứng trong giai đoạn "bình thường mới", triển khai đồng bộ và hài hoà phục hồi kinh tế đi đôi với bảo đảm phòng chống dịch.
Về hợp tác y tế, Thủ tướng nhấn mạnh cần có cách tiếp cận bình đẳng và chi phí phù hợp với vắc-xin và thuốc đặc trị COVID-19, theo đó đề nghị các nước G20 xây dựng thoả thuận sản xuất vắc-xin với các đối tác trên toàn cầu thông qua chuyển giao công nghệ cùng với bảo hộ sở hữu trí tuệ, qua đó đẩy nhanh quá trình sản xuất và phân phối vắc-xin ở quy mô lớn.
Về kinh tế, Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế…; ủng hộ hội nhập, tham gia thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm với WTO là trung tâm.
Thủ tướng đề nghị G20 tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hình thành các khung khổ, thoả thuận, quy tắc toàn cầu trong quản trị nền kinh tế số.
Ngày 22/11/2020, các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục tham dự Phiên thảo luận thứ 2 của Hội nghị về chủ đề "xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có khả năng chống chịu"./.
>>Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 do Saudi Arabia chủ trì
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kêu gọi G20 hỗ trợ tài chính cho chương trình ứng phó COVID-19 toàn cầu
20:34' - 20/11/2020
G20 cam kết đầu tư để bù đắp khoản thiếu hụt 4,5 tỷ USD cho chương trình ACT-Accelerator sẽ lập tức giúp cứu nhiều mạng sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ tập trung thảo luận về hợp tác ứng phó với COVID-19
18:59' - 19/11/2020
Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận với các chủ đề vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng kinh tế và việc làm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...