Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nhập quốc tế đạt 4 kết quả nổi bật
Ngày 23/4, tại Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề: "Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, các ban, bộ ngành, các tổ chức quốc tế; 63 địa phương tại các đầu cầu.Hội nghị đã tổng kết, đánh giá một cách khá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về hội nhập quốc tế trong 5 năm qua cũng như hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế từ 2014 đến nay. Từ đó, các đại biểu đề xuất, khuyến nghị các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế một cách toàn diện, tổng thể, liên ngành. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, từ giai đoạn ban đầu Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu và tự tin tiến lên Hội nhập quốc tế được cụ thể hóa trong Nghị quyết của số 22 của Bộ Chính trị (ban hành tháng 4/2013).Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban được thành lập ngày 23/4/2014 với 3 Ban Chỉ đạo liên ngành trên ba trụ cột do các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực làm Trưởng ban. Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế bằng nhiều Nghị quyết, văn bản, chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng, những thành tựu hội nhập quốc tế, đặc biệt trong 5 năm qua, đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài cùng với nội lực trong nước tạo nên động lực phát triển quốc gia mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA..., mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền kinh tế đang lớn mạnh.
Cùng với đó, nước ta đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF- ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (2/2019)... Đây là những minh chứng cho đường lối Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của nước ta. Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, nhất là giai đoạn 5 năm vừa qua, hội nhập quốc tế đạt được 4 kết quả nổi bật như: Góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Giữ vững môi trường chính trị xã hội ổn định và quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam. Đây là thành tựu rất quan trọng, mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại của đất nước. Cùng với đó, công tác hội nhập quốc tế đã đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; mở rộng và phát triển thêm nhiều quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, tạo thế đan xen lợi ích, phát huy điểm đồng trong quan hệ. "Hội nhập đi vào giai đoạn cao hơn, thực chất hơn với vai trò thúc đẩy đối thoại hòa giải và tìm những hướng đi mới", Thủ tướng nhận định và phân tích, qua hội nhập, chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp; không né tránh những khác biệt, mà luôn chủ động đối thoại và đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của đất nước. Hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đát nước. Thủ tướng khẳng định, chủ trương Hội nhập quốc tế là đúng đắn. Qua hội nhập, Việt Nam khẳng định với cộng đồng quốc tế về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam hòa bình, năng động, thân thiện, mến khách đang vươn lên mạnh mẽ, tích cực và có năng lực đóng góp có trách nhiệm cho lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đề cập đến những hạn chế cần khắc phục trong lĩnh vực này, Thủ tướng cho rằng, hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở trong khi có những lúc tư duy của ta chưa đủ nhạy bén linh hoạt theo kịp xu thế này. Bên cạnh đó, hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương chưa cao, cùng hạn chế về trình độ quản lý đã trở thành lực cản cho phát triển và những kẽ hở dẫn đến thua thiệt. Việc theo dõi, triển khai, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã có nhiều tiến bộ, song ký nhiều thực hiện còn ít, hiệu quả triển khai còn hạn chế… Công tác triển khai chủ trương cơ chế, chính sách pháp luật về hội nhập quốc tế còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Công tác nghiên cứu và dự báo còn bị động chưa lường hết một số biến động ở khu vực. Về những phương hướng cần triển khai trong hội nhập quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh, môi trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, hợp tác và cạnh tranh. Đối tác và đối tượng luôn đan xen, biến đổi linh hoạt. Tình trạng cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực và trên thế giới đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, nhiệm vụ gìn giữ môi trường hòa bình cho phát triển và nguy cơ tụt hậu luôn là thách thức thường xuyên và rất to lớn. Cùng với đó, việc tự do hóa và mở cửa thị trường đi đôi với các hình thức bảo hộ tinh vi hơn thông qua các hàng rào kỹ thuật. Nguy cơ xung đột, tranh chấp gia tăng, tình hình tập hợp lực lượng phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực diễn ra gay gắt. Thủ tướng nêu rõ quan điểm "hội nhập nhưng không hòa tan" trong văn hóa xã hội; cho rằng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Ngoài ra, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn đặt ra tình huống đưa Việt Nam vào vị trí có thể bị tác động nhanh hơn, cạnh tranh mạnh hơn bởi những biến động quốc tế. Sau 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước dù đã lớn mạnh hơn nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, hạn chế.Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn hiện hữu. Công tác xây dựng năng lực hội nhập ở trong nước còn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra, nhất là yêu cầu tranh thủ hiệu quả những cơ hội mà hôi nhập mang lại.
Thủ tướng chỉ đạo cần đặc biệt lưu ý đến những yêu cầu mới về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng định hình các thể chế đa phương theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư. Đây là yêu cầu mới, rất cao và rất quan trọng đối với đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng đưa ra 3 phương châm trong công tác hội nhập quốc tế của đất nước đó là: Nâng tầm, toàn diện và sâu rộng, đổi mới sáng tạo và hiệu quả. Thủ tướng khẳng định, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công khi có sự tham gia tích cực sáng tạo, hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần chú trọng tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo , hiệu quả vì sự phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cần quyết liệt vào cuộc, quyết tâm đổi mới, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập trên tinh thần thực hiện đầy đủ, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này; nhất là Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và các nghị quyết, chương trình hành động, kết hoạch công tác hội nhập của Chính phủ. Đối với vấn đề hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục chủ động làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương và đa phương phát huy mạnh mẽ vai trò của đối ngoại đa phương, phát huy các điểm đồng để tăng cường lòng tin và đan xen lợi ích.Đối với hội nhập trong lĩnh vực văn hóa xã hội giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, cần nhận thức sâu sắc rằng công nghệ và nhân tài sẽ quyết định thành công trong cạnh tranh thế kỷ 21. Do đó, cần chú trọng việc chủ động học hỏi và nâng cao nội lực phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực chung.
Thủ tướng nhấn mạnh đế việc tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế. "Dư địa phát triển lớn nhất nằm ngay trong sự nỗ lực không ngừng, sức sáng tạo vô hạn của mỗi doanh nghiệp, người dân Việt", Thủ tướng nói. Nhấn mạnh địa phương, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của hội nhập, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phải rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách luật pháp, các quy định về thủ thành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và xây dựng hệ thống thông tin về hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về thị trường, thương mại đầu tư, dịch vụ du lịch.../.>>> Báo chí là cầu nối để doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan trưng bày ảnh của TTXVN về hội nhập quốc tế
14:57' - 23/04/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan Trưng bày ảnh do TTXVN thực hiện về những sự kiện nổi bật của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
OANA 44: Đồng hành cùng Việt Nam trong tuyên truyền hội nhập quốc tế
09:27' - 18/04/2019
Suốt chặng đường hơn 70 năm phát triển, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã không ngừng lớn mạnh, trở thành trung tâm thông tin quốc gia tin cậy, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế vào tháng 4
21:37' - 21/03/2019
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế nhân dịp 5 năm thành lập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.