Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không được ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ của Nhà nước
Sáng 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong bối cảnh liên tiếp 28 ngày qua, trên địa bàn cả nước không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, mặc dù trong 28 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng và nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn.Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do các đường bay quốc tế được mở dần, có các chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam.
Đặc biệt, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng luôn thường trực trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong thời gian gần một tháng vừa qua, việc triển khai thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội đã được triển khai có hiệu quả, không để đứt gãy nền kinh tế trong nước.Đội ngũ cán bộ, nhân viên, y, bác sỹ, lực lượng quân đội và nhiều cơ quan, địa phương, đặc biệt là thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã có những biện pháp hỗ trợ cách ly tập trung hiệu quả, nhất là đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam.
Việc triển khai kịp thời gói hỗ trợ an sinh xã hội đem lại ý nghĩa to lớn, hiệu quả cao; đi đôi với tích cực phòng, chống thất thoát, tham nhũng, lạm dụng trong quá trình triển khai.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp chính quyền không được "ép dân ký đơn từ chối" nhận hỗ trợ của Nhà nước; nếu các trường hợp này bị phát hiện thì các cấp chính quyền sẽ bị xử lý nghiêm. Thủ tướng cũng nhắc lại những giải pháp mạnh mẽ vừa được triển khai từ những ngày đầu tháng 5 đối với các loại hình doanh nghiệp, các địa phương và các cấp, các ngành nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo các hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Ghi nhận nỗ lực của ngành y tế, các cấp, các ngành trong phòng, chống và điều trị bệnh nhân COVID-19, không để xảy ra ca nhiễm mới trong cộng đồng, Thủ tướng cũng nêu rõ, việc tổ chức đưa người già, học sinh, sinh viên vì nhiều lý do mà bị kẹt lại ở một số nước trên thế giới về Việt Nam làm tăng số ca mắc COVID-19.Nhưng các lực lượng liên quan đã phối hợp tốt, chủ động điều trị cách ly số ca nhiễm này theo quy định, đảm bảo an toàn; đồng thời, các cơ quan chức năng có những biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn tốt sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Thủ tướng cũng truyền tải thông điệp của Chính phủ đến những người Việt Nam ở nước ngoài là yên tâm tuân thủ chính sách y tế của nước sở tại; tránh về nước dồn dập, không đảm bảo an toàn và cũng gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch trong nước.
Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành giáo dục tổ chức cho trên 22 triệu học sinh cả nước trở lại trường học và điều đáng mừng là chưa có bất cứ một để xảy ra sự cố. Đây là một cố gắng của các địa phương và ngành giáo dục. Trên cơ sở báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam không còn sự lây nhiễm trong cộng đồng. Đây chính là điều kiện quan trọng nhằm thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển của đất nước trong bối cảnh nhiều nước vẫn còn đang trong tình trạng lây nhiễm diện rộng. Nhắc lại tinh thần chỉ đạo "không được mất cảnh giác" trong tình hình dịch bệnh chưa có vắc xin để chữa trị, Thủ tướng yêu cầu ngành y tế các cấp, các ngành liên quan tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là trong các khâu xuất nhập cảnh, tổ chức cách ly. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép - vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; chưa cho phép nhập cảnh đối với khách du lịch; yêu cầu các nhà đầu tư, các chuyên gia, khách công vụ khi nhập cảnh phải thực hiện biện pháp cách ly phù hợp dưới sự giám sát của ngành Y tế. Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường kiểm soát việc đi lại qua đường mòn, lối mở của người dân trên các tuyến biên giới đường bộ. Thủ tướng cũng yêu cầu ngành y tế, các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; duy trì các nhóm thông tin phản ứng nhanh để phát hiện sớm, khoanh vùng cách ly kịp thời. Các nhà máy, công ty, đơn vị và người dân tập trung đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu; đẩy mạnh du lịch nội địa; thúc đẩy việc chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế, trước hết là đối với một số nước đã ngăn ngừa dịch bệnh tốt trong thời gian qua. Cần tạo điều kiện để các chuyên gia, công nhân lành nghề, lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục học tập, đầu tư kinh doanh lâu dài; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu tự do các thiết bị khẩu trang y tế; trong đó có bộ KIT đạt chuẩn của Việt Nam. Ban Chỉ đạo cần tiến hành tổng kết một bước, đề xuất khen thưởng kịp thời các cấp, các ngành, các cá nhân, đơn vị liên quan đã có nhiều thành tích trong phòng, chống COVID-19 trong suốt thời gian qua; quyết toán một bước, đảm bảo sử dụng kinh phí phòng, chống dịch chính xác, tránh sai phạm; đảm bảo các chế độ liên quan. Đánh giá cao nguồn kinh phí mà nhân dân cũng như các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu phân bổ, xử lý kịp thời, hiệu quả, đảm bảo chặt chẽ, công khai, công bằng với phương án cụ thể.Đáng chú ý, Thủ tướng đề nghị dành một khoản trong nguồn kinh phí trên để hỗ trợ bà con Việt kiều ở những nước mà đời sống của bà con Việt kiều gặp nhiều khó khăn, trước hết là ở Campuchia, Lào.
Đi liền với đó, ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vắc xin, hoàn thiện phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khoẻ điện tử từ người dân. Các ngành, các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về xây dựng, ban hành các bộ tiêu chí an toàn cho người dân và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. Ngành y tế có trách nhiệm chỉ đạo cần xây dựng chiến lược phòng, chống dịch mới hiệu quả về y tế, bền vững về kinh tế, xem đây là chiến lược lâu dài, Thủ tướng nhắc đến cảnh báo dịch bệnh sẽ quay lại với mức độ nhẹ hơn. Cần tiếp tục phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của toàn xã hội, đặc biệt là quyết tâm cao của cấp uỷ, chính quyền; tinh thần đoàn kết, tình nguyện chiến đấu ngày đêm, không ngại khó khăn, gian khổ; tiếp tục sáng tạo hơn nữa, vượt khó hơn nữa để ngăn ngừa kịp thời nếu có tình huống xảy ra; tiếp tục phát huy truyền thống yêu thương, đùm bọc, chia sẻ khó khăn thời hậu dịch bệnh. Thủ tướng nêu rõ, với tình hình hiện nay, Ban Chỉ đạo quốc gia cần tiếp tục duy trì hoạt động trong một thời gian nữa. Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ định kỳ một hoặc hai tuần họp với Ban Chỉ đạo./.>>>Người dân không nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 ở Thanh Hóa là tự nguyện
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 80.800 người dân Đà Nẵng đã nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19
12:29' - 15/05/2020
Tính đến ngày 13/5, thành phố Đà Nẵng đã chi hỗ trợ tiền cho hơn 80.800 đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với kinh phí 87,7 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Điện lực Ninh Bình hỗ trợ giảm giá điện kịp thời tới khách hàng
11:28' - 15/05/2020
Việc giảm giá điện sinh hoạt là động thái tích cực của ngành điện cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, sẽ tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.