Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế
Ngay sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội, trong ngày 3/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 tập trung vào công tác xây dựng thể thế pháp luật và cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác.
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe Bộ Tư pháp trình bày báo cáo về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý II năm 2018. Theo kế hoạch, các bộ phải xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thầm quyền 151 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh gồm 60 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 91 văn bản quy định chi tiết các luật chưa có hiệu lực. Tính đến ngày 30/6/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 93/151 văn bản. Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các bộ đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản, khắc phục tình trạng xin lùi thời hạn trình và nợ ban hành văn bản.Các bộ, ngành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật; đặc biệt, chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị và dự án, dự thảo văn bản đầy đủ, chính sách rõ ràng, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng quy định của Luật.
Các bộ chủ động soạn thảo để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 47 văn bản quy định chi tiết các luật và nội dung được giao quy định chi tiết có hiệu lực trong thời gian tới, nhất là 19 văn bản quy định chi tiết 6 luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng đề cập đến những ý kiến góp ý, đề nghị của các địa phương về thể chế, cơ chế chính sách trong hội nghị kinh tế xã hội 6 tháng vừa qua và đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện tổng hợp các kiến nghị này để trình Thường trực Chính phủ xem xét với tinh thần giải quyết, trả lời sớm cho các địa phương.Đối với những vấn đề cần giao các bộ nghiên cứu trả lời thì hạn định thời gian cụ thể.
Về công tác xây dựng pháp luật, nhất trí với báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng phải tập trung hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế. Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét về đề nghị xây dựng Nghị định quy định quản lý cát, sỏi lòng sông. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đây là vấn đề bức xúc.Bên cạnh việc xin chủ trương xây dựng nghị định, Bộ đã tiến hành công tác soạn thảo, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan theo hướng sau khi Chính phủ thông qua chủ trương thì có thể ban hành trong thời gian sớm nhất, phấn đấu là trong tháng 7 này.
Về vấn đề này nhận được sự tán thành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ theo hướng ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần ứng dụng tiến bộ khoa học, đẩy mạnh việc sử dụng các vật liệu thay thế. Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ đã có nghiên cứu đối với lĩnh vực vật liệu thay thế và sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý, giải quyết vấn đề này.Bộ trưởng cho biết, hiện đã xuất hiện một số mô hình sản xuất cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên. Bộ cũng đã nghiên cứu việc xử lý cát nhiễm mặn cho nhu cầu xây dựng.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã nghe, thảo luận về dự án Luật Kiến trúc; phương án phân bổ sử dụng nguồn kinh phí còn lại và xử lý một số vướng mắc trong việc chuyển nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2017, dự thảo Nghị định quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài…./. Xem thêm:>>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không thể dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm
>>>Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương: Đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới
19:19' - 27/06/2018
Chiều 27/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo một số quốc gia tham dự GEF 6
15:47' - 27/06/2018
Ngày 27/6, bên lề Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6) ở Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội kiến với Tổng thống hai nước đảo thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu
14:44' - 27/06/2018
Sáng 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Kỳ họp lần thứ 6 Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tại thành phố biển Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo WB và ADB bên lề Hội nghị GEF 6
12:46' - 27/06/2018
Sáng 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang tham dự kỳ họp Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) lần thứ 6.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc UNDP, UNIDO
09:42' - 27/06/2018
Sáng 27/6, bên lề Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) ông Achim Steiner.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.