Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục giảm lãi suất hơn nữa tạo điều kiện cho nền kinh tế
Chỉ đạo hội nghị “Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020”, sự kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sáng ngày 2/1 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những điểm sáng mà ngành ngân hàng đạt được trong năm 2019 là nỗ lực giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù có ý kiến cho rằng, lãi suất tín dụng ở Việt Nam vẫn còn cao so với các nước khác trong khu vực, nhưng với cố gắng của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã liên tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời tiếp tục xu hướng giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho nền kinh tế. Xu hướng giảm lãi suất, giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp và nền kinh tế là kết quả đáng ghi nhận mà ngành ngân hàng đã đạt được trong năm 2019. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế cần được chấn chỉnh mà ngành ngân hàng cần tập trung thay đổi trong thời gian tới. Đó là, đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, bởi một số đơn vị còn chậm, thiếu quyết liệt, ngại trách nhiệm, dẫn tới kéo dài thời gian và khó xử lý dứt điểm. Trong khi hoạt động của một số tổ chức tín dụng vẫn còn hạn chế; các chính sách, quy định quản lý, kiểm soát nội bộ và hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng còn bất cập, thì một số tổ chức tín dụng không tích cực hạ lãi suất theo chủ trương và còn vi phạm nguyên tắc cho vay, chạy theo lợi nhuận thiếu an toàn, tăng trưởng nóng, đầu tư, cho vay vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số tổ chức tín dụng còn chưa chấp hành nghiêm túc hoặc vận dụng trái quy định, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro, chưa chú trọng đến an ninh mạng.... Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt các đề án, các nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng như Quốc hội và Chính phủ đã đề ra để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, phát sinh nợ xấu…nhằm bảo đảm ổn định, an toàn cho toàn hệ thống. Thủ tướng đặt kỳ vọng, sẽ có nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam lọt vào Top những doanh nghiệp tài chính ngân hàng uy tín và hiệu quả trong khu vực và của quốc tế.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, ngành ngân hàng cần tăng cường việc ứng dụng công nghệ và các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong mọi hoạt động và nghiệp vụ ngân hàng; khuyến khích phát triển các ngân hàng thương mại chuyển đổi trở thành ngân hàng số và đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển của toàn ngành ngân hàng một cách nhanh chóng và bài bản.
Bàn về phương hướng, nhiệm vụ cho hoạt động ngân hàng năm 2020, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, chuẩn bị và tạo đà cho Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030, toàn ngành ngân hàng quán triệt phương châm hành động của Chính phủ. Đây sẽ là năm của "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả".Do đó, ngành ngân hàng sẽ triển khai tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, an toàn và phát triển lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng.
Các chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể bao gồm sẽ kiểm soát lạm phát năm 2020 bình quân dưới 4%; định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.Ngành ngân hàng cũng phấn đầu năm 2020, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%, tỷ lệ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém).
Ngoài ra, ngành ngân hàng sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động có giải pháp điều hành phù hợp, phối hợp linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra. Phó Thống đốc cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành linh hoạt công cụ thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản ở mức hợp lý, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngành thực hiện tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Trong năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện điều hành lãi suất, tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- ngân hàng
- lãi suất
- dự trữ
- sản xuất kinh doanh
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Những dấu mốc đáng chú ý trong ngành ngân hàng năm 2019
17:09' - 30/12/2019
Năm 2019 đang dần khép lại với nhiều dấu mốc không thể bỏ qua trong ngành ngân hàng.
-
Ngân hàng
Agribank giành hai giải thưởng uy tín của ngành ngân hàng
16:52' - 28/11/2019
Agribank vừa được vinh danh hai giải thưởng "Ngân hàng hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu năm 2019" và "Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng năm 2019".
-
Ngân hàng
Tăng năng lực trong phát triển công nghệ của ngành ngân hàng
13:36' - 24/10/2019
Ngày 24/10, đã diễn ra Diễn đàn Việt Nam về ngân hàng và tài chính (lần thứ tư) năm 2019.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 23/9: Cổ phiếu vốn hóa lớn ngành ngân hàng giảm mạnh
16:38' - 23/09/2019
Đến cuối phiên giao dịch ngày 23/9, một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngân hàng bị bán mạnh và giảm sâu đã khiến VN – Index quay đầu giảm điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định kiểm tra đối với Quân ủy Trung ương
21:43' - 18/02/2025
Chiều 18/2, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1913 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định kiểm tra năm 2025 đối với Quân ủy Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
21:26' - 18/02/2025
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
21:16' - 18/02/2025
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Lê Minh Hoan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45' - 18/02/2025
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32' - 18/02/2025
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26' - 18/02/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24' - 18/02/2025
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19' - 18/02/2025
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51' - 18/02/2025
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.