Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên quyết cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, diễn ra chiều ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm chung của cả ngành tài chính và của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành tài chính, các địa phương đã nỗ lực, góp phần vào thành công chung của cả nước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính năm 2023 tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; kiên quyết cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị, ngay từ những ngày đầu năm 2023, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương phải tập trung chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt phương châm điều hành năm 2023 "Đoàn kết, kỷ cương; Bản lĩnh, linh hoạt; Đổi mới, sáng tạo; Kịp thời, hiệu quả”, quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo Thủ tướng Chính phủ, ngành tài chính và Bộ Tài chính phải xây dựng các nhiệm vụ, mục tiêu tài chính – ngân sách nhà nước; ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; trong đó có cân đối thu chi; cơ cấu lại ngân sách nhà nước; giảm bội chi, giảm nợ công, giảm nợ Chính phủ; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực hợp lý; phát triển nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư cho phát triển, tập trung cho các động lực tăng trưởng; theo dõi thị trường giá cả, ổn định giá cả để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân... Bên cạnh đó, ngành tài chính phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa theo các chính sách đã ban hành và dự kiến ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính – ngân sách nhà nước, xây dựng Chính phủ số; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chính sách thuế, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tiết giảm chi phí cho sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn làm cho người dân, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương cũng cho biết đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2022 với số thu ngân sách vượt dự toán, đảm bảo cân đối và triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ tài khóa. Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết, năm 2022 thu ngân sách nhà nước của thành phố vượt dự toán được giao; tiếp tục giữ vị thế tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số. Cân đối thu - chi ngân sách được đảm bảo khi tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trên 332.000 tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2021. Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 100.567 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán giao đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản được kiểm soát. Dự kiến trung bình cả năm 2022 dưới 4%. Thành phố đã triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 2.660 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 183.000 lao động, vượt 14,3% kế hoạch; hỗ trợ trên 1.400 hộ thoát nghèo. Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, các chủ trương và chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từng bước phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát dịch bệnh được triển khai hiệu quả và vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn được đảm bảo, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh; kinh tế thành phố tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Đến thời điểm hiện nay, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố là 449.281 tỷ đồng, đạt 116,22% dự toán; trong đó, thu nội địa (kể cả thu dầu thô) là 312.164 tỷ đồng, đạt 115,59% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 137.105 tỷ đồng, đạt 117,69% dự toán.Tin liên quan
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước vượt 19,8% dự toán
15:03' - 19/12/2022
Chiều 19/12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt ngân sách của Đức sẽ ở mức 3,25% GDP
20:33' - 17/12/2022
Thâm hụt ngân sách của Đức sẽ tăng lên mức 3,25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023, cao hơn so với mức dự báo 2% đưa ra trước đó và cao hơn mức 2,5% dự báo trong năm 2022.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thành phố Seoul thông qua dự luật ngân sách kỷ lục cho năm 2023
09:33' - 17/12/2022
Hội đồng thành phố Seoul (Hàn Quốc) vừa thông qua dự luật ngân sách kỷ lục của chính quyền thành phố trị giá 47.190 tỷ won (36,13 tỷ USD) cho năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53'
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58'
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57'
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27'
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.