Thủ tướng phân công nhiệm vụ trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công văn gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ, để tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Nghị quyết số 30/2021/QH15 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và các Nghị quyết của Chính phủ để công tác phòng, chống dịch COVID-19 tập trung thống nhất, chuyên sâu, quyết liệt, hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chỉ đạo, điều phối chung và có ý kiến như sau: Các Phó Thủ tướng Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tình hình thực tế, các kiến nghị, đề xuất của địa phương, người dân và doanh nghiệp để chỉ đạo các bộ, ngành xử lý ngay các vấn đề phát sinh, bảo đảm kịp thời yêu cầu phòng chống dịch, ổn định đời sống Nhân dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tập trung hoàn thiện, bổ sung các biện pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với từng ngành, lĩnh vực để huy động mọi nguồn lực, kêu gọi sự ủng hộ, chia sẻ, đồng tình của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia tích cực thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả cao nhất; trực tiếp xem xét, xử lý và quyết định theo quy định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
Cụ thể: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ đạo, điều hành, xử lý các vấn đề về ngoại giao vaccine, thuốc chữa bệnh COVID-19; thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, mua thuốc chữa bệnh từ nước ngoài; vận động tài trợ quốc tế về tài chính, vật tư, trang thiết bị, thuốc, vaccine… phục vụ công tác phòng, chống dịch; các hoạt động đối ngoại khác liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo, điều hành, xử lý các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, thuế, bảo hiểm, lãi suất ngân hàng, cơ chế mua sắm, giá các dịch vụ thiết yếu, các khoản hỗ trợ,… đối với doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là người lao động xa quê, mất việc làm tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly …
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo Quốc gia) chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia; tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện mua trang thiết bị, vật tư y tế, phân bổ vaccine, nhập khẩu công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm vaccine kịp thời, an toàn, hiệu quả phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các chuỗi sản xuất, cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân, các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu lớn, các điều kiện hỗ trợ việc duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nắm chắc tình hình, theo sát diễn biến tình hình dịch, các vấn đề phát sinh gây khó khăn trong đời sống, an ninh, an toàn của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chủ động, linh hoạt, sáng tạo xử lý kịp thời, hiệu quả, đề xuất các giải pháp hiệu lực hơn, hiệu quả hơn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia; đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết để chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn theo thẩm quyền, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh để bảo đảm ổn định đời sống, an ninh, an toàn cho người dân, bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đồng thời bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng chống dịch, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Dịch COVID-19 với biến chủng Delta diễn biến phức tạp, nhanh, khó lường; công tác phòng, chống dịch COVID-19 chưa có tiền lệ.
Vì vậy, chúng ta cần bám sát thực tiễn, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, kịp thời bổ sung hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội; đặc biệt cần coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, thực chất, không phô trương hình thức, lơ là chủ quan mất cảnh giác; tuyệt đối không quan liêu, xa dân, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19
19:26' - 05/08/2021
Các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế cho doanh nghiệp đã góp phần tạo điều kiện về tài chính để doanh nghiệp vượt khó, sớm ổn định sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chính sách trợ giúp người dân vượt khó do dịch COVID-19
17:10' - 05/08/2021
Hàng loạt chính sách thiết thực hỗ trợ người dân vừa được Chính phủ ban hành và triển khai như giảm giá điện, giá nước sinh hoạt và cước viễn thông.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội triển khai mô hình “vùng xanh” phòng chống dịch COVID-19
09:16' - 05/08/2021
Nhiều khu vực tại Hà Nội đã bắt đầu triển khai các “vùng xanh” chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?
18:19' - 04/08/2021
“Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?” là nội dung hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 4/8 theo hình thức trực tuyến.
-
Đời sống
Về quê giữa mùa dịch COVID-19: Tình thương và ý thức trách nhiệm
17:31' - 04/08/2021
Thẳng thắn nhìn nhận, đằng sau câu chuyện người dân miền Trung đổ về quê cũng đặt ra nhiều vấn đề về tổ chức, quản lý phương tiện trong bối cảnh các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện cải cách hành chính
21:28'
Một số sở, ngành, địa phương chưa coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chưa chú trọng trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo và ứng biến linh hoạt trong kinh doanh
20:45'
Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, phát triển và thử nghiệm, thâm nhập thị trường và tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để hóa giải tình trạng thiếu điện?
19:44'
Nếu không tiết kiệm điện và có những giải pháp cấp bách, khi Thủy điện Hòa Bình về mực nước chết thì chúng ta sẽ mất 1.920 MW nữa. Tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cơ sở về thiết lập mã số vùng trồng
18:41'
Cục Bảo vệ thực vật đã tập huấn, hướng dẫn thiết lập, cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp
18:05'
Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh Bắc Giang trực tiếp lắng nghe, nắm bắt tâm tư cũng như nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, doanh nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai rà soát điều chỉnh quy hoạch tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
18:02'
Ngày 9/6, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị trong tỉnh để xem xét báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch phân khu C4 và quy hoạch chung thành phố Biên Hoà (Đồng Nai).
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương công bố các giải pháp ứng dụng thành phố thông minh
18:01'
UBND tỉnh Bình Dương phối hợp Tổng công ty Becamex IDC, Tập đoàn NTT (Nhật Bản) tổ chức lễ công bố Giải pháp ứng dụng thành phố thông minh, khu công nghiệp thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Xe khách bỏ bến 60 ngày liên tục có thể bị thu hồi phù hiệu?
16:50'
Qua quá trình rà soát, kiểm tra, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phát hiện tại các bến trên địa bàn thành phố hiện có tổng số 173 phương tiện không hoạt động trong 60 ngày liên tục.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng các chính sách khuyến khích tạo việc làm xanh
16:02'
Xây dựng các chính sách khuyến khích tạo việc làm xanh được đưa vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tuy nhiên có rất ít thông tin về việc làm xanh và những kỹ năng trong bối cảnh của Việt Nam