Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục-đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học-công nghệ phát triển của đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 393/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
Thành phố phấn đấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 đạt 12%/năm. Cơ cấu kinh tế: ngành dịch vụ 67-68%, công nghiệp và xây dựng 31-32%, nông nghiệp 1%.
Dự báo dân số khoảng 2,5 triệu người, trong đó dự báo dân số chính thức (không bao gồm khách vãng lai) khoảng 1,5 triệu người.
Tỷ lệ việc làm tăng thêm đạt 5-5,5%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào năm 2030. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý đạt 100%, tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt 80%, tỷ lệ cây xanh đô thị 6-8m2/người; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Độ che phủ rừng đạt khoảng 45%.
Phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng
Quy hoạch đề ra định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như dịch vụ, công nghiệp-xây dựng, nông nghiệp, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các vấn đề xã hội. Trong đó, về dịch vụ, Đà Nẵng sẽ phát triển dịch vụ du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; bao gồm việc nghiên cứu quy hoạch đầu tư xây dựng Vịnh Đà Nẵng với kiến trúc và dịch vụ đặc sắc tạo điểm nhấn cho thành phố Đà Nẵng; phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics.
Các nhóm sản phẩm du lịch chính: du lịch biển với các mô hình nghỉ dưỡng đa dạng; du lịch MICE thúc đẩy bởi việc tổ chức sự kiện quốc tế và môi trường kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao và du lịch sinh thái, tìm hiểm lịch sử, văn hóa vùng; loại hình dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động cá cược theo quy định.
Bốn trọng tâm đầu tư du lịch chính: Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cao cấp, gắn kết du lịch với bảo tồn thiên nhiên, sự đa dạng sinh học; Vịnh Đà Nẵng thành "đô thị biển" mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ; Khu trung tâm thành phố (downtown), phố mua sắm và nhà hàng truyền thống; Các dự án vui chơi, giải trí, điểm du lịch ngoại vi và liên kết vùng.
Thành phố duy trì phát triển hài hòa các hoạt động thương mại, tài chính - ngân hàng, kinh doanh bất động sản, thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch.
Về thương mại, thành phố sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên 8% trong giai đoạn đến năm 2020 và được đẩy nhanh hơn trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 8,4-11,0%; chiếm tỷ trọng GRDP của thành phố khoảng 12,9% vào năm 2020 và 15,4% vào năm 2030.
Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp theo hướng sinh thái
Về công nghiệp-xây dựng, Đà Nẵng chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch; thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tập trung phát triển các dự án công nghiệp sạch, phù hợp với thế mạnh của thành phố; đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng khu công nghiệp sinh thái; chú trọng phân khu chức năng để tạo điều kiện hình thành các cụm liên kết ngành, hướng tới gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đồng thời, thành phố tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia thuộc top 500 của thế giới; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh; tạo lập cơ chế cho sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên hơn giữa doanh nghiệp kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ thông tin.
Trong nông nghiệp, Đà Nẵng sẽ hình thành các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường; tập trung quản lý, bảo vệ diện tích 3 loại rừng, triển khai thực hiện đúng quy định về chính sách trồng rừng thay thế và phát triển trồng rừng kinh tế; phát triển toàn diện và bền vững hoạt động đánh bắt xa bờ để có thể khai thác hết tiềm năng biển, đặc biệt là gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, hoàn thành mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 2,2%, chiếm khoảng 1% trong cơ cấu GRDP của Đà Nẵng vào năm 2030./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ cấu tổ chức mới của Tổng cục Thống kê
21:21' - 19/03/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030
21:20' - 19/03/2020
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ cấu tổ chức mới của Đài Truyền hình Việt Nam
21:00' - 19/03/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.