Thủ tướng: Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có: lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tổ chức chính trị xã hội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện nông dân toàn quốc với hơn 4.500 đại biểu, trong đó có hơn 2.000 nông dân và đại diện các hợp tác xã. Trước khi diễn ra Hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó đã có gần 3.000 câu hỏi, ý kiến, để xuất được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông qua các kênh và trực tiếp tại Hội nghị, Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã trả lời, chia sẻ, trao đổi với nông dân, đại diện hợp tác xã nhiều vấn đề cùng quan tâm như: Cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.Cùng với đó là thúc đẩy tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến thương mại, ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản; khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn…
Thủ tướng trao đổi về chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tích tụ đất đai, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chế biến nông sản, chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là đối với những chủ thể bị ảnh hưởng bởi bão Yagi vừa qua.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, với phạm vi rất rộng, bao trùm, do đó nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.
Để phát triển hệ sinh thái này thì có rất nhiều việc phải làm như phải tích tụ đất đai; ứng dụng khoa học công nghệ, cao năng suất lao động; có cơ chế, chính sách về tín dụng, thuế. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường dự báo, mở rộng thị trường, xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân… Trả lời câu hỏi, đề xuất của đại biểu về chế biến sâu, nâng tầm nông sản Việt, thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, phát triển nuôi trồng thủy sản, kinh tế biển, phát triển ngành thực phẩm Halal…, Thủ tướng cho rằng chế biến sâu cho nông nghiệp chưa được đầu tư mạnh, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư nhiều hơn.Thủ tướng phân tích, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp thì phải làm mấy việc, mà trước hết là phải xây dựng thương hiệu, việc này Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan truyền thông và cả người nông dân phải tham gia. Song song với đó phải đầu tư chế biến sâu. Do vậy, phải nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, xem nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, phải mang cái người ta cần chứ không phải mang cái mình có.
Cho biết, Chính phủ, các bộ ngành, cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp phải làm, định hướng cho nông dân, Thủ tướng chỉ rõ, vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan đẩy mạnh tìm hiểu, dự báo thị trường, kết nối thị trường, đơn cử Việt Nam đang có mấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, gạo, cá tra, cà phê… thì phải dự báo thị trường để có chính sách điều tiết, xác định các mặt hàng cần tập trung phát triển. Cho rằng, hai khâu yếu là nghiên cứu thị trường và chế biến sâu phải nỗ lực hơn, Thủ tướng yêu cầu phải có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, như chính sách đất đai, thuế, lệ phí, ưu đãi tín dụng, đào tạo nhân lực… Cùng với đó, đẩy mạnh xâu chuỗi, liên kết phát triển, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp tác xã; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.Đồng thời phải xây dựng thương hiệu, tìm hiểu, dự báo thị trường, quy hoạch vùng nguyên liệu, đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng mẫu mã, bao bì, có nguồn vốn với chính sách tín dụng rất linh hoạt từ ngân hàng… Khi tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, khi nhiệm vụ thay đổi thì chính sách phải thay đổi, Nhà nước phải xây dựng chính sách nhưng người nông dân phải góp ý, đồng thời Nhà nước xây dựng hạ tầng chiến lược…
Về đầu tư, trong đó có đầu tư cho nông nghiệp, do nguồn lực nhà nước có hạn nên phải có thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; đồng thời lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển, như thông qua hợp tác công tư, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng thời cho biết Đảng, Nhà nước xác định thể chế là đột phá của đột phá, trong đó phải sửa Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương tức đối tác công tư, dứt khoát cắt giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết với tinh thần xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Chia sẻ thêm về phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, Thủ tướng cho biết đây là xu thế, như các nước châu Âu đã yêu cầu tiêu chuẩn sản xuất xanh với sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp và người nông dân cũng phải nâng cao ý thức thực hiện. Sau khi trả lời, chia sẻ với các đại biểu về các vấn đề cùng quan tâm, kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024, thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là siêu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề; nông nghiệp, nông dân và nông thôn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, nông nghiệp tăng trưởng 3,3%, vượt chỉ tiêu được giao; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản dự kiến vượt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023, suất siêu 18 tỷ USD, chiếm hơn 70% suất siêu của cả nước. Mặt hàng nông sản có mặt tại 190 nước trên thế giới; riêng sản xuất gạo đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Nông nghiệp khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế; khẳng định chủ trương sáng suốt, thể hiện khát vọng xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.Thủ tướng cho rằng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp. Trong đó phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, vì thể chế, cơ chế chính sách là nguồn lực, song vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn".
Đồng thời phải xây dựng và triển khai tốt công tác quy hoạch gồm quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch sản xuất, kinh doanh…; tăng cường quản lý, sử dụng đất đai, nhất là hoàn thiện pháp luật để “cởi trói”, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai; tăng cường khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm cho phát triển; có chính sách ưu đãi về vốn, bảo hiểm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thúc đẩy liên kết vùng, liên kết sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng; chủ động mở rộng thị trường để tiêu thụ nông sản, trong khi nông dân cần tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho nông sản; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, chế biến nông sản.Cùng với đó là đào tạo và chuyển đổi nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển thời kỳ mới; giữ gìn, phát huy và nâng cao giá trị văn hóa trong nông nghiệp, nông thôn, với phương châm “quốc tế hóa giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc tinh hoa văn hóa nhân loại”; yêu cầu hệ thống chính trị ở cơ sở phải tăng cường nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nông dân và xu thế phát triển ở nông thôn, nông nghiệp để đề xuất cơ chế chính sách, huy động sức mạnh tổng lực của người dân, doanh nghiệp để phục vụ phát triển.
Cho biết, Đảng, Nhà nước tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế, đột phá về phát triển hạ tầng và đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, chuyển dịch lao động để góp phần phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất để cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân
09:56' - 31/12/2024
Sáng 31/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Dành ưu tiên cao nhất hoàn thiện thể chế, chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
20:20' - 30/12/2024
Thị trường khoa học công nghệ đã bắt đầu hình thành nhưng chưa đạt tầm vóc thực sự. Khoa học và Công nghệ chưa thực sự đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
-
Thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản
19:07' - 29/12/2024
Phiên họp tập trung thảo luận, cho ý kiến về việc xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ kỹ thuật khoảng 4.000 doanh nghiệp ứng dụng mô hình kinh doanh xanh
11:51'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội chủ động triển khai chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ ngày 4-24/1: Cho phép xe tải lưu thông 2 chiều trên đèo Prenn, qua thành phố Đà Lạt
10:33'
Việc phân luồng này để phục vụ thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh phấn đấu thu hút 100 dự án FDI trong năm 2025
21:27' - 02/01/2025
Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, triển khai thực hiện hiệu quả biện pháp quản lý sau đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương xây dựng lộ trình chuyển đổi sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh
19:34' - 02/01/2025
Chiều 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ ngành, nghe báo cáo về Đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương phát triển nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân
18:28' - 02/01/2025
Ngày 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực để GRDP Ninh Thuận tăng trưởng từ 13-14%
17:51' - 02/01/2025
Ninh Thuận dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 13 - 14% để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả giai đoạn 2021-2025 như chỉ tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Đà Nẵng ban hành kế hoạch hợp nhất 10 Sở
17:49' - 02/01/2025
Theo Kế hoạch, thành phố Đà Nẵng sẽ sáp nhập 10 Sở.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức chứng nhận cho xe mô tô, xe gắn máy cải tạo
16:34' - 02/01/2025
Chứng nhận cho xe mô tô, xe gắn máy cải tạo là nội dung mới được quy định chi tiết tại Thông tư số 47/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 15/11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo
16:31' - 02/01/2025
Hội nghị triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra tại Trà Vinh ngày 2/1.