Thủ tướng: Việt Nam thực hiện 3 đảm bảo, 3 đột phá, 3 tăng cường để doanh nghiệp phát triển
Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024), với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”.
Hội nghị - Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đồng tổ chức. Tham dự Hội nghị - Diễn đàn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế. * Doanh nghiệp FDI sẵn sàng cùng Việt Nam phát triển xanh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với tương lai đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng, nhất là các doanh nghiệp FDI. Hội nghị lần này thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Chính phủ cũng như khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trong triển khai tăng trưởng xanh nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược về: giảm cường độ phát thải khí nhà kính; xanh hóa các ngành kinh tế; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh trên nguyên tắc bao trùm, bình đẳng, đồng lợi ích, nâng cao năng lực chống chịu và không để ai bị bỏ lại phía sau. Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp các nước tại Việt Nam như Anh Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Singapore…; các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia tại Việt Nam như Intel, Samsung, Bosch, Erex, Coca-Cola, Heineken… tham luận đánh giá về vai trò của FDI trong bối cảnh mới và tham vấn chính sách, khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hội nghị cũng đánh giá về tình hình và trách nhiệm của doanh nghiệp FDI trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Trong đó, Hội nghị nghe báo cáo kết quả khảo sát ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) – các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. Cùng đó thảo luận về phát triển nguồn nhân lực gắn với tăng trưởng xanh, phát triển hạ tầng bền vững, tài chính ESG, tình hình triển khai ESG tại các doanh nghiệp trong bối cảnh thúc đẩy xanh hóa nền kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp đối với việc triển khai tăng trưởng xanh và thực hiện ESG. Ông Denzel Eades, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam hoan nghênh cam kết của Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và phát triển bền vững, cũng như những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện chương trình nghị sự này; khẳng định các doanh nghiệp Anh sẵn sàng đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, tài chính, dược phẩm và hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam cũng cho rằng, việc thông qua Quy hoạch Phát triển Điện lực 8 cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giảm thải carbon. Ông khuyến nghị Việt Nam triển khai nhanh chóng Quy hoạch Điện 8, đặc biệt phát triển điện LNG, năng lượng mặt trời và gió; triển khai phối hợp Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) phù hợp với Quy hoạch Điện 8. Ông Joseph Uddo, Chủ tịch AmCham Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, để có thể lấy lại được động lực và phát triển chuỗi cung ứng, Việt Nam cần tiến hành tái cơ cấu trong các doanh nghiệp nhà nước, quản lý Chính phủ và quy trình quản lý đối với khu vực tư nhân. Chủ tịch AmCham Hà Nội cho biết, hơn một nửa thành viên của AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch tốt hơn kỳ vọng. Cho rằng, yếu tố quan trọng nhất tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi là môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, AmCham đề nghị Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính như thủ tục trong các vấn đề liên quan thuế, cấp phép đầu tư; cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh… Ông Muto Shiro, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết, Nhật Bản - Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới”, JCCI sẽ tích cực tham gia các chương trình nghị sự quan trọng do Chính phủ Việt Nam thúc đẩy như giảm phát thải carbon, đổi mới sáng tạo và tăng cường chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng; quan tâm vấn đề an sinh xã hội để thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững… Ông Honna Hitoshi, Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện Tập đoàn Erex (Nhật Bản) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn phát triển năng lượng điện sinh khối và phù hợp với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà Việt Nam đang hướng tới; cho biết, Tập đoàn Erex có kế hoạch đầu tư 18 dự án điện, nhiên liệu sinh khối tại 14 địa phương của Việt Nam; mong muốn các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tạo điều kiện để Tập đoàn sớm triển khai các dự án; đồng thời hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan tín chỉ carbon giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực này…* Cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển
Sau khi các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam phát biểu, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, logistics, công nghệ thông tin; công tác quy hoạch; phát triển năng lượng, nhất là năng lượng mới, đảm bảo anh ninh năng lượng điện.., phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng ghi nhận, đánh giá cao các tham luận sâu sắc, thẳng thắn, khách quan, mang tính xây dựng tích cực, thể hiện sự tâm huyết và mong muốn của các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế và trong nước nhằm đóng góp và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam, với tinh thần “3 cùng” là “cùng lắng nghe và thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”. Theo Thủ tướng Chính phủ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2024 và Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong trong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh” - có tính thời sự và thiết thực, phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay, đặc biệt là định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của Việt Nam, hướng tới thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào 2050. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tổng hợp, rà soát, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, sớm trình dự thảo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát kỹ các ý kiến tham luận, các vấn đề, câu hỏi cụ thể của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để sớm giải quyết, xử lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm công khai, minh bạch, trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong bối cảnh rất khó khăn, nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong thành tựu chung của Việt Nam có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI. “Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ với các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển; bảo vệ và tạo môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng khẳng định. Theo Thủ tướng, mặc dù xu hướng FDI trên toàn cầu suy giảm, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong thu hút FDI. Năm 2023, thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD tăng 32,1%; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5%. Tính đến cuối tháng 2/2024, hiện còn trên 39,5 nghìn dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư trên 473 tỷ USD. Có 145 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Xếp hạng môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tăng 12 bậc năm 2023 theo đánh giá của Tạp chí Nhà kinh tế; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022 theo đánh giá của WIPO… Chỉ rõ một số hạn chế và bài học kinh nghiệp trong thu hút FDI thời gian qua và phân tích bối cảnh, tình hình thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao. Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030; kết quả năm 2024 phải tốt hơn năm 2023 như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo. Thông tin tới Hội nghị về các yếu tố nền tảng về con đường, quan điểm phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, để thực hiện được mục tiêu nêu trên, cần phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khu vực FDI.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Quảng Ninh dự kiến đón thêm 7 dự án FDI trong tháng này
07:30' - 16/03/2024
Tỉnh Quảng Ninh đã có gần 200 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đến từ 20 quốc gia, với tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD.
-
Tài chính
Miễn thuế thu nhập cho nhà đầu tư quốc tế - bí quyết hút vốn FDI
08:55' - 14/03/2024
Nội dung dự thảo vừa được thông qua chỉ rõ các khoản đầu tư có nguồn gốc từ nước ngoài sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
2 tháng, thu hút vốn FDI tăng gần 39%
09:17' - 28/02/2024
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.