Thủ tướng yêu cầu Bình Dương lấy phường, xã, nhà máy, xí nghiệp làm pháo đài chống dịch COVID-
Trưa 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương để bàn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Bình Dương được kết nối trực tuyến xuống gần 100 điểm cầu xã, phường.
* Phấn đấu kiểm soát dịch tại “vùng đỏ” vào ngày 15/9 Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, hiện tỉnh có 2,5 triệu dân. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4 xảy ra đến nay, địa phương đã ghi nhận 86.050 ca mắc COVID-19; có 716 bệnh nhân tử vong. Về điều trị, đến nay đã 48.353 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện. Hiện, Bình Dương có 24 khu điều trị bệnh nhân COVID-19 với 16.349 bệnh nhân đang nằm viện, trong đó tầng 1 có 13.386 bệnh nhân, tầng 2 có 2.191 bệnh nhân và tầng 3 có 772 bệnh nhân thể nặng. Toàn tỉnh Bình Dương có 36.920 người đang cách ly tập trung; 9.715 trường hợp F0 cách ly tại nhà. Đến ngày 26/8, Bình Dương đã tiêm 801.601 liều vaccine phòng COVID-19; trong đó có 767.020 trường hợp tiêm mũi 1 và 34.581 người tiêm mũi 2. Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết đang huy động tổng lực toàn hệ thống chính trị với quyết tâm đến ngày 15/9 kiểm soát được dịch bệnh tại 15 phường “vùng đỏ đậm đặc”. Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nêu trên, tỉnh đưa ra kế hoạch thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch. Cùng với đó, tỉnh đã ban hành Kế hoạch xây dựng “vùng xanh” trên bản đồ COVID-19 đưa Bình Dương trở về trạng thái “bình thường mới” và triển khai thực hiện mô hình 3 Xanh “Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh” tại khu vực “vùng xanh”, triển khai thực hiện xanh hóa “vùng đỏ” trên địa bàn tỉnh. Theo đó, với phương châm siết chặt quản lý từng địa bàn; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt kiên quyết không để “chặt ngoài, lỏng trong” ở các khu phong tỏa, cách ly; chỉ cho phép các công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống dịch, đặc biệt phải đảm bảo phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc thực hiện phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”; đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả các mặt hàng… Về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, đến nay Bình Dương đã chi hỗ trợ cho trên 2,1 triệu trường hợp với số tiền là 1.127 tỷ đồng. Riêng đối với chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Có 14.368 đơn vị (với 1.015.276 lao động) được giảm, tổng số tiền hơn 430 tỷ đồng. Trong những ngày qua, tại 15 phường “ khóa chặt, đông cứng”, người dân được phát lương thực, thực phẩm theo suất quy định hỗ trợ gạo của Chính phủ và tiền ăn theo chính sách của địa phương 50.000 đồng/ngày/người. * Cần thêm 7.652 tỷ đồng để chống dịchTrước tình hình dịch diễn biến rất phức tạp và dự báo lên 150.000 ca bệnh sắp tới, Bình Dương tiếp tục ưu tiên cao độ huy động mọi nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19. Tỉnh tập trung hoàn thiện, khẩn trương triển khai kế hoạch ứng phó khi số ca nhiễm lũy kế lên 150.000 ca.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ vaccine để tiêm cho 2 triệu người dân “vùng đỏ” trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, trong thời gian tới, nhiều đoàn sẽ kết thúc đợt hỗ trợ chi viện cho ngành Y tế tỉnh và rút về, nên tỉnh sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Tỉnh cũng đang thiếu hụt nhân lực y tế cho 100 trạm y tế lưu động (mỗi trạm 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng) để ứng cứu ngoại viện cho người dân cần hỗ trợ. UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế, các địa phương xem xét tiếp tục chi viện, hỗ trợ để tỉnh nhanh chóng khống chế được dịch bệnh. Mặt khác, tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục hỗ trợ 50 bác sỹ hồi sức cấp cứu; 50 bác sỹ chuyên khoa; 100 điều dưỡng, hồi sức cấp cứu có kinh nghiệm; 100 điều dưỡng, kỹ thuật viên; 10 máy thở; 20 máy thở không xâm lấn; 100 máy đo nồng độ oxy… Đặc biệt, do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, dự kiến lên đến 150.000 ca F0 nên nhu cầu kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch tăng nhanh và vượt quá khả năng cân đối của địa phương (theo dự kiến nhu cầu chi là 12.242 tỷ đồng) so với nhu cầu tạm tính trên, tỉnh Bình Dương sẽ thiếu 7.652 tỷ đồng. Vì vậy, UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét phương án hỗ trợ chi ngân sách địa phương 7.652 tỷ đồng để có đủ nguồn thực hiện phòng, chống dịch. Trường hợp cấp bách cho phép địa phương được điều chỉnh giảm dự toán chi đầu tư phát triển (đầu tư công) năm 2021 và được sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của tỉnh để bổ sung kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh. * Lấy xã, phường làm “pháo đài” chống dịch Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Dương, từ cấp huyện, đến cấp xã, phường phải nhất quán; đặc biệt đề nghị các đồng chí ở cấp xã, phường tiếp thu tinh thần chỉ đạo để thực hiện cho tốt, hiệu quả. Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh Bình Dương trong quá trình tổ chức về phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt hơn 1 năm qua. Thủ tướng ghi nhận, biểu dương sự đóng góp của cộng đồng nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua để phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đánh giá cao sự vào cuộc ủng hộ, tham gia của nhân dân và doanh nghiệp trong vai trò rất lớn phòng, chống dịch thời gian qua. Thủ tướng đánh giá công tác phòng, chống dịch của Bình Dương cũng đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, có 4 huyện phía Bắc của tỉnh thiết lập được “vùng xanh” an toàn và hai huyện “vùng vàng”. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3 địa phương “vùng đỏ”, đặc biệt là 15 phường còn diễn biến dịch rất phức tạp. Do đó, từ bài học rút ra để tập trung cho 15 phường đang “khóa chặt” để làm quyết liệt hơn. Mục tiêu chung là kiểm soát được dịch nhanh hơn, sớm nhất có thể và phấn đấu 15/9 này đưa tỉnh trở lại trạng thái bình thường để thực hiện 2 mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bình Dương lấy phường, xã, nhà máy, xí nghiệp làm pháo đài, người dân là chiến sỹ; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân. Lấy người dân làm trung tâm để phục vụ trong phòng, chống dịch, nhưng dân cũng là chủ thể tham gia chống dịch. Theo đó, mỗi pháo đài phải vận động, kêu gọi, huy động người dân thực hiện nghiêm việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và tăng cường giãn cách xã hội theo Công điện 1099 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời kêu gọi toàn dân hiểu tham gia chống dịch vừa trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người dân, bảo vệ sức khỏe của chính mình, của gia đình và góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tại buổi làm việc nối trực tuyến tới gần 100 điểm cầu xã, phường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các phường, xã này được xem là pháo đài và cần nhanh chóng quán triệt tư tưởng chỉ đạo này đến người dân, tham gia hưởng ứng, động viên nhân dân thực hiện nghiêm giãn cách, góp phần chống lây lan dịch bệnh, loại F0 ra khỏi cộng đồng. Thứ hai, xã, phường phải đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng khi người dân cần, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Thứ ba, pháo đài xã, phường phải đáp ứng mọi yêu cầu y tế cho mọi người dân; tăng cường thêm năng lực y tế cho xã, phường như oxy, thiết bị... Cuối cùng là bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh phải thần tốc xét nghiệm toàn tỉnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế kịp thời khoa học, an toàn và hiệu quả; nhanh chóng phân loại F0 để có phương án chăm sóc, chữa chạy kịp thời tại các tầng điều trị. Lưu ý, tiếp cận người bệnh sớm nhất để hướng dẫn, chăm sóc, giảm ca bệnh chuyển nặng, giảm tử vong. Về kiến nghị phân bổ vaccine và thuốc điều trị, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục ưu tiên cho Bình Dương; đặc biệt tập trung ưu tiên cho số công nhân, người lao động, khu đông người. Bình Dương tập trung thành lập trung tâm chỉ huy phòng, chống từ tỉnh xuống huyện, xã để chỉ huy chống dịch hoạt động 24/24; tăng cường giám sát từ tỉnh đến xã. Mặt khác, xây dựng kịch bản xấu hơn, cao hơn để chuẩn bị nhân lực, vật lực. Thủ tướng yêu cầu lực lượng quân y tăng cường xe cứu thương, oxy cho “vùng đỏ” Bình Dương; bổ sung thêm điều kiện cho các trung tâm y tế ở cấp huyện... “Với quyết tâm đồng lòng hành động, cùng thực hiện nhiều giải pháp, trên tinh thần chung là kiểm soát được dịch trên địa bàn Bình Dương từ ngày 15/9” – Thủ tướng kết luận./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra các cơ sở điều trị COVID-19 ở Bình Dương
12:32' - 27/08/2021
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 23 cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và đang điều trị cho hơn 16.300 bệnh nhân; trong đó có 772 bệnh nhân nặng đang điều trị ở tầng 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Công điện của Thủ tướng về thu dung, an sinh xã hội đối với người cơ nhỡ
10:37' - 27/08/2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện về thu dung, thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người "lang thang, cơ nhỡ".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 giai đoạn cao điểm nhất
07:52' - 27/08/2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tiếp tục hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn cao điểm nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh
13:59' - 26/08/2021
Sáng 26/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cùng Đoàn công tác Chính phủ đã đi thăm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ: Khuyến khích các địa phương, đơn vị tìm mua vaccine phòng COVID-19
22:42' - 25/08/2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?