Thủ tướng yêu cầu tăng tốc truy vết, không để dịch lây lan từ Đà Nẵng ra cả nước
Theo đó, trong những ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại thành phố Đà Nẵng. Hiện đã ghi nhận trên 10 ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng, trong đó, có cả nhân viên y tế nhưng chưa tìm được nguồn lây; chủng virus được ghi nhận có độc lực cao, khả năng lây lan nhanh; nguy cơ lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng; các quận: Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn (thuộc thành phố Đà Nẵng) rất cao; đồng thời xuất hiện nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, UBND các tỉnh, thành phố, đặc biệt thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế tiếp tục chủ động, bình tĩnh; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra; không để dịch bệnh lây lan, bùng phát. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong thời điểm hiện nay; tiếp tục tập trung cao độ, chỉ đạo quyết liệt, huy động sức mạnh tổng hợp; phản ứng nhanh, tăng tốc truy vết; xét nghiệm trên diện rộng nhằm ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; không để dịch lây lan ra toàn thành phố và các tỉnh, thành phố khác. UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ để phòng, chống dịch trên phạm vi toàn thành phố trong ít nhất 14 ngày bắt đầu từ 0h ngày 28/7/2020. Đối với các khu vực, địa bàn có nguy cơ cao như tại 3 bệnh viện, một số nơi bệnh nhân đã đến, Thủ tướng đề nghị cần phong tỏa, cách ly và áp dụng nghiêm ngặt biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Đối với các khu vực, địa bàn còn lại, UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020. Tùy diễn biến dịch, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng xem xét, quyết định mức nguy cơ và biện pháp phù hợp, kịp thời để phòng, chống dịch đối với từng khu vực, địa bàn trên phạm vi thành phố. Đối với xử lý dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an tiếp tục hỗ trợ thành phố Đà Nẵng phòng, chống dịch, nhất là trong việc truy vết, tìm nguồn lây, tăng cường năng lực và đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm trên diện rộng, xác định mức nguy cơ đối với từng khu vực, địa bàn. Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư… hỗ trợ Đà Nẵng xét nghiệm nhanh, truy vết; điều trị các bệnh nhân; không để xảy ra trường hợp tử vong; lưu ý bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ y tế và lực lượng chức năng, kể cả phóng viên tác nghiệp phòng, chống dịch. Bộ Y tế chỉ đạo thành phố Đà Nẵng thành lập bệnh viện dã chiến, sử dụng thêm một số cơ sở điều trị ở Huế, Quảng Nam đáp ứng kịp thời yêu cầu điều trị khi dịch bùng phát. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêu độc, khử trùng các địa điểm, khu vực bị cách ly, phong tỏa tại Đà Nẵng. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tăng cường phương tiện và hoạt động vận tải để đưa khách du lịch rời khỏi Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất có thể. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo phát huy hiệu quả truyền thông và công nghệ, kể cả hệ thống truyền thông cơ sở, nhắn tin mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch; hỗ trợ Đà Nẵng truy vết nguồn lây và người có nguy cơ lây nhiễm bệnh trên diện rộng. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố có liên quan khuyến cáo người dân đến Đà Nẵng và trở về địa phương trong khoảng thời gian từ ngày 8/7 đến nay thực hiện việc khai báo y tế điện tử, tự theo dõi sức khoẻ; đối với người đã đến các khu vực có nguy cơ cao bị cách ly, phong tỏa, hoặc có biểu hiện ho, sốt, yêu cầu thực hiện ngay việc xét nghiệm. Đồng thời, Thủ tướng nêu rõ cần kiểm tra các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng, UBND các tỉnh biên giới (giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia) tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng rà soát việc kiểm soát nhập cảnh trên các tuyến biên giới, đặc biệt qua các tuyến đường mòn, lối mở; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có sai phạm trong quản lý biên giới. Bộ Công an tập trung chỉ đạo xử lý các vụ việc nhập cảnh trái phép; chỉ đạo rà soát, kiểm tra các trường hợp nhập cảnh tại thành phố Đà Nẵng, các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh miền Trung, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp ngành Y tế để tổ chức xét nghiệm đối với người nước ngoài nhập cảnh trong thời gian gần đây; có biện pháp điều tra tìm nguyên nhân cụ thể. Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chuẩn bị, bảo đảm sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung, kể cả bệnh viện dã chiến, cơ sở lưu trú, khách sạn để sử dụng kịp thời khi cần thiết, đặc biệt tại Đà Nẵng. Ngoài ra, các thành phố lớn phải đảm bảo cung ứng đầy đủ các hàng hóa thiết yếu, lương thực thực phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn... Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng kinh tế; lưu ý đề phòng, ngăn chặn các âm mưu, hành động lợi dụng tình hình dịch bệnh tiến hành phá hoại, gây mất an ninh trật tự. Chính phủ kiên quyết triển khai hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Chính phủ đề nghị các nhà đầu tư và nhân dân tin tưởng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Ngành Y tế phát động toàn ngành, tập trung mọi lực lượng phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời chú ý phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết không để bùng phát, lan rộng tại các địa phương. Ngành Giáo dục tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Các địa phương đều phải có những phương án phù hợp, đảm bảo an toàn. Thủ tướng đồng ý chủ trương tiếp tục duy trì một số hoạt động trực tuyến (như khám bệnh từ xa, giáo dục từ xa, thực hiện thủ tục hành chính...)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội ở mức nguy cơ cao từ 0h ngày 28/7
13:22' - 27/07/2020
Thủ tướng chỉ đạo thành phố Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TT ở mức địa phương có nguy cơ cao từ 0h ngày 28/7/2020 trong vòng ít nhất 14 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công nghệ thông tin truy vết trên diện rộng tại Đà Nẵng
20:14' - 26/07/2020
Chiều 26/7, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản hỏa tốc gửi UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế về thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng thực hiện nghiêm Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng từ 13h 26/7/2020
16:58' - 26/07/2020
Thành ủy Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 về phòng, chống dịch COVID-19 từ 13 giờ 26/7 đến khi có thông báo mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu dùng công nghệ truy vết diện rộng tại Đà Nẵng
21:15' - 25/07/2020
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 25/7/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.