Thừa Thiên - Huế: Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tăng 15%
Trong đó, riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 60 triệu USD, tăng 40% so với năm 2018.
Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 8 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gồm 5 doanh nghiệp chế biến dăm gỗ, 2 doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh và 1 doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ, kim ngạch xuất khẩu hiện mỗi năm đạt trên 100 triệu USD. Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên - Huế (đóng tại Khu công nghiệp Phú Bài - Huế) là doanh nghiệp chế biến các sản phẩm gỗ quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 200 lao động. Do đó, trong 2 quý đầu năm doanh nghiệp đạt trên 1,3 triệu USD hàng xuất khẩu, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018 với các sản phẩm chủ lực là bàn ghế sân vườn và đồ nội thất, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu. Công ty TNHH Một thành viên Hào Hưng Huế (Khu Công nghiệp La Sơn) trong 6 tháng cũng đạt sản lượng trên 60.000 tấn dăm gỗ, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Đầu năm 2019, doanh nghiệp còn đưa vào hoạt động thêm nhà máy sản xuất ván ghép thanh, công suất 24 ngàn m2/năm, vốn đầu tư gần 140 tỷ đồng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng quy mô. Hiện sản phẩm của công ty ổn định, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài việc đã nhận đơn hàng đến hết năm 2019, Công ty TNHH Một thành viên Hào Hưng Huế đang triển khai kế hoạch xuất khẩu hàng cho cả năm 2020. Để gia tăng giá trị xuất khẩu, Sở Công Thương tỉnh đã hỗ trợ và vận động các doanh nghiệp đầu tư máy móc, công nghệ chuyển dịch từ sản xuất dăm gỗ sang sản phẩm gỗ; đồng thời kêu gọi đầu tư đối với các dự án sản xuất sản phẩm gỗ. Đáng chú ý, việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ trên địa bàn thời gian qua đã có những tác động trở lại đối với nền kinh tế lâm nghiệp, tạo giá trị gia tăng và tác động đến việc kích thích trồng rừng tại các địa phương trong tỉnh. Hơn nữa, gia tăng giá trị xuất khẩu đối với lĩnh vực gỗ và sản phẩm gỗ góp phần thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giúp các doanh nghiệp gắn kết với người dân và các tổ chức trồng rừng trong việc khai thác rừng, nhất là rừng gỗ lớn để xử lý nguyên liệu làm đầu vào cho sản xuất. Do vậy, tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn, đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 13.000 ha rừng trồng gỗ lớn; trong đó, tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn được Hội đồng quản trị rừng quốc tế công nhận (tiêu chuẩn FSC) là 40% so với diện tích rừng gỗ lớn, tương đương 5.000 ha rừng trồng sản xuất sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường. Đến nay, tỉnh có gần 4.000 ha rừng trồng gỗ lớn của các tổ chức, cá nhân được công nhận và cấp chứng chỉ FSC; trong đó, có 950,98 ha của 241 hộ dân, 3.096 ha của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong... Hiện mỗi năm, Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu có hơn 2.000 ha rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương, lĩnh vực gỗ và các sản phẩm gỗ tăng trưởng khá là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài qua việc tạo lập môi trường tốt cho vùng nguyên liệu, kêu gọi nhiều nhà đầu tư cùng với người dân và các tổ chức trồng rừng để khai thác hiệu quả, chế biến, tiêu thụ. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục quy hoạch lại vùng nguyên liệu, trồng rừng gỗ lớn, chuyển dịch từ sản xuất dăm gỗ sang sản phẩm gỗ; phát triển các sản phẩm qua chế biến để gia tăng giá trị xuất khẩu; đồng thời, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đối với lĩnh vực chế biến gỗ và sản phẩm gỗ. Mặt khác, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tập trung phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp những quy định trong lĩnh vực xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường mới có tiềm năng xuất khẩu như tham gia các hội nghị quốc tế ở nước ngoài, đa dạng hóa các kênh như phối hợp với các đại sứ quán, thương vụ tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để kết nối, chia sẻ thông tin về tiềm năng và thế mạnh của thị trường trong nước và nước ngoài.../. Xem thêm:>>Khai mạc Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA và những tác động đến ngành chế biến gỗ Việt Nam
07:55' - 03/07/2019
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được ký kết sẽ có tác động tương đối lớn tới sự phát triển của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam.
-
DN cần biết
Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ
16:00' - 01/11/2018
Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ của Đồng Nai đạt 1,168 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành chế biến gỗ chuyển từ sản xuất gia công sang sản xuất có bản quyền
21:36' - 08/10/2018
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025, chuyển từ 80% sản xuất gia công (OEM) hiện nay sang sản xuất có bản quyền (ODM).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu thành một ngành mũi nhọn
15:21' - 08/08/2018
Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và phát triển bền vững vào những năm tiếp theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines liên tiếp khai trương các đường bay thẳng từ Hà Nội đi Ấn Độ
15:43' - 02/05/2025
Vietnam Airlines vừa khai trương đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Bengaluru, trung tâm công nghệ hàng đầu của Ấn Độ với tần suất 4 chuyến khứ hồi mỗi tuần.
-
Doanh nghiệp
BSR bám sát tiến độ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất
15:42' - 02/05/2025
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang quyết liệt bám sát tiến độ triển khai dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hướng tới mục tiêu đưa dự án đi vào vận hành trong năm 2028.
-
Doanh nghiệp
LS Cable đầu tư gần 700 triệu USD sản xuất cáp điện ngầm tại Mỹ
08:19' - 02/05/2025
Nhà sản xuất cáp lớn nhất Hàn Quốc, LS Cable & System Ltd đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất cáp điện ngầm dưới biển trị giá 1.000 tỷ won (681 triệu USD) tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Lãnh đạo EVNNPT kiểm tra công tác quản lý vận hành lưới điện tại Gia Lai
22:03' - 01/05/2025
Tổng Giám đốc EVNNPT nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý vận hành, đồng thời giảm áp lực công việc cho người lao động.
-
Doanh nghiệp
Bùng nổ khách quốc tế, Vietnam Airlines ghi nhận lãi quý I hơn 3.600 tỷ đồng
16:54' - 01/05/2025
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, với lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt hơn 3.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
IBM sẽ đầu tư 150 tỷ USD tại Mỹ trong vòng 5 năm tới
08:14' - 01/05/2025
Tập đoàn công nghệ IBM cho biết sẽ đầu tư 150 tỷ USD tại Mỹ trong vòng 5 năm tới, bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở sản xuất máy tính lượng tử.
-
Doanh nghiệp
Đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định mùa nắng nóng
21:14' - 30/04/2025
Việc đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định cho mùa nắng nóng năm nay được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, lãnh đạo EVN đặc biệt quan tâm.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai
08:25' - 30/04/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
15:47' - 29/04/2025
EVNSPC đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).