Thúc đẩy kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ
Đây là nội dung được các chuyên gia nhấn mạnh tại Diễn đàn Phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ: Kết nối đầu tư – Hỗ trợ phục hồi và phát triển do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào chiều 29/7.
Tiến sĩ Phạm Thu Phong, Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam cho biết, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ ban hành là chiến lược quốc gia đầu tiên, toàn diện về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, với nhiều hành động thiết thực và cụ thể.
Theo Tiến sĩ Phạm Thu Phong, tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia. Với Việt Nam, việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. “Vùng Đông Nam bộ được đề xuất định hướng trở thành vùng dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng của cả nước, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với vai trò, vị trí đầu tàu về kinh tế của cả nước”, Tiến sĩ Phạm Thu Phong nhấn mạnh.Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia phân tích bốn lý do cần “phục hồi xanh”; trong đó, xuất phát mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa môi trường và sức khỏe, nhất là bối cảnh dịch bệnh gia tăng….
Việt Nam thuộc 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu và thay đổi hệ sinh thái sinh học, tổn thất có thể lên đến 11% GDP vào năm 2100; hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn nhiều: cứ 1 triệu USD đầu tư vào năng lượng tái tạo giúp tăng thêm ít nhất 5 việc làm so với đầu tư năng lượng hóa thạch và tăng năng lực cạnh tranh, hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, kinh tế xanh đã được nhiều quốc gia trên thế giới định hình và thực hiện từ nhiều năm qua; tài chính xanh cũng phát triển nhanh. Năm 2021, công cụ nợ giá trị 1.600 tỷ USD đã được phát hành, đưa tổng giá trị thị trường tài chính bền vững đạt mốc 4.000 tỷ USD lần đầu tiên.Cơ cấu thị trường phát hành trái phiếu xanh chiếm 38% tổng lượng phát hành năm 2021, trị giá 620 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2020; các khoản tín dụng bền vững đạt 453 tỷ USD, chiếm 27,5% tổng số phát hành; phát hành trái phiếu xã hội đạt 210 tỷ USD, chiếm 13%.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng cho rằng, để đạt được kết quả ngoài các giải pháp về chính sách cần gắn kết các chiến lược, kế hoạch phát triển xanh và tài chính xanh với chiến lược phát triển chung về kinh tế - xã hội. Riêng đối với các địa phương khu vực Đông Nam bộ cần xây dựng và thực thi chương trình, kế hoạch tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trong phạm vi, thẩm quyền. Song song đó, lựa chọn một số lĩnh vực, dự án ưu tiên cụ thể và có lộ trình, giải pháp thực hiện rõ ràng, khả thi…; áp dụng một số chính sách khuyến khích và chế tài phù hợp. Trong khi đó, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing cho rằng, tăng trưởng xanh là tăng trưởng kinh tế, cũng như bảo vệ môi trường sống bền vững. Tuy nhiên, không phải chủ thể kinh tế nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chú trọng tới yếu tố bảo vệ môi trường do chi phí cao. Không những thế, các dự án cho mục tiêu bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững không thu hút, hấp dẫn được nhà đầu tư do chi phí cao trong khi lợi nhuận thu được không nhiều. Trên cơ sở bám sát các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, tăng trưởng tín dụng xanh cần được thúc đẩy trong giai đoạn tới. Để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng xanh, việc xây dựng một kế hoạch đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến các chương trình tín dụng xanh cụ thể, cũng như có cơ chế khuyến khích, tăng cường vốn và năng lực… là cần thiết.Từ đó đảm bảo hệ thống tài chính tín dụng phục vụ hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế thúc đẩy tài chính xanh.
Ngoài ra, khu vực Đông Nam bộ cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và xử lý rác thải, vấn đề cấp - thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…, cũng như có phương án huy động nguồn lực, tài chính xanh khả thi, phù hợp để thúc đẩy kinh tế xanh bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đông Nam Bộ đang chuyển dịch mạnh sang kinh tế xã hội công nghiệp và đô thị
16:30' - 12/07/2022
Trong công cuộc đổi mới, hầu hết các tỉnh ở Đông Nam Bộ đang chuyển dịch mạnh mẽ từ hình thái kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn sang xã hội công nghiệp và đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần có cơ chế điều hành phát triển chung toàn vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
14:29' - 09/07/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò, vị trí, tầm quan trọng; dự địa phát triển lớn, nhưng chưa phát triển tương xứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.