Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội
Chiều 8/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Nhấn mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 cần lưu ý đến việc tăng cường liên kết vùng, đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cho rằng liên kết vùng hiện nay còn rất lỏng lẻo.Điều này thể hiện rất rõ trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua. Sự lúng túng của các địa phương tại hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long trong đợt dịch này đã cho một bài học sâu sắc.
Nếu các địa phương được liên kết chặt chẽ, kịp thời với nền tảng liên kết là cơ sở chia sẻ, điều phối nhân lực, vật lực, tài lực thì việc ứng phó dịch bệnh sẽ bớt những tình huống không đáng có.
"Thời điểm bùng phát dịch có nhiều lúc chúng ta phải chấp nhận việc địa phương này cách ly với địa phương khác. Tuy nhiên, nếu đã có sự liên kết vùng chặt chẽ thì không lý nào các tỉnh, thành phố trong vùng lại không tạo ra được những luồng xanh liên kết về nông sản, hàng hóa, đi lại, chăm sóc y tế và hỗ trợ khác nhau nhằm an dân, trong đó có việc giữ chân người lao động", đại biểu Nguyễn Minh Sơn nói. Đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn, hiệu quả hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế quản lý, điều hành, phối hợp cụ thể, có tính pháp lý cao nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển liên kết vùng- đại biểu Nguyễn Minh Sơn phát biểu. Cho rằng liên kết vùng trong nông nghiệp hiện nay còn “tự phát”, “mỗi nơi mỗi khác”, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhấn mạnh: Cần chú trọng việc liên kết vùng trong nông nghiệp và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và nông dân. Các địa phương có cùng điểm tương đồng và ngành hàng có thể liên kết thay vì bó hẹp ở từng địa phương, không gian phát triển vùng càng lớn thì quy mô kinh tế càng lớn hơn.Chính quyền kiến tạo, nông dân thực hành, doanh nghiệp đảm nhận vai trò dẫn dắt, tư vấn sản xuất theo hướng chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường tiêu thụ, tăng giá trị kinh tế cao, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch thích ứng biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh và sinh thái bền vững mà vẫn bảo đảm an ninh lương thực lâu dài.
“Tuy nhiên, việc liên kết vùng ra sao, ai đứng ra liên kết thì chưa biết, giá cả mỗi nơi mỗi khác. Mặt khác, sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn diễn ra tự phát, chưa có cầu nối từ nhà nước nên vẫn còn bấp bênh, hai bên chưa thông hiểu nhau”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói. Nêu ra việc đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hơn 10% diện tích lúa được liên kết, 90% còn lại nông dân chật vật tìm đầu ra, thậm chí phải bán tháo để có chi phí trang trải, đại biểu Đồng Tháp nhấn mạnh: Với nền kinh tế thị trường, việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thiếu sự hợp tác, thiếu tin tưởng nhau thì nền nông nghiệp nước ta khó lớn mạnh, sẽ đối mặt với rủi ro nhiều hơn khi có sự cố. Vì vậy, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, ngành Ngoại giao, ngành Công Thương cần tiếp cận thị trường nước ngoài, tư vấn cho nông dân để có nơi tiêu thụ nông sản thường xuyên.Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, độ phì nhiêu của đất cạn kiệt dần thì việc chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế hướng tới những giá trị xanh, tối ưu hóa giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác là rất cần thiết. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thay cho việc thâm canh tăng vụ để tăng sản lượng lương thực.
“Muốn được thế, việc thay đổi tư duy cho nông dân cần được trải nghiệm thực tế”, đại biểu Phạm Văn Hòa thảo luận./.- Từ khóa :
- quốc hội
- liên kết vùng
- kinh tế việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cân đối nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế
12:51' - 08/11/2021
Bên lề kỳ họp, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến đại biểu về những nội dung quan trọng mà Quốc hội xem xét, thông qua trong đợt này.
-
Kinh tế Việt Nam
Văn phòng Quốc hội: Chưa nhận được văn bản đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng
17:34' - 04/11/2021
Văn phòng Quốc hội khẳng định: Đây là thông tin không chính thống. Việc đề xuất nội dung vào chương trình nghị sự của Quốc hội cần bảo đảm quy trình của Luật định.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp trực tuyến là mô hình thích hợp để mở rộng các hoạt động của Quốc hội
09:47' - 01/11/2021
Diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành hai đợt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.