Thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh, bền vững
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các công cụ để thực hiện chính sách tài khóa cơ bản là thuế, thu ngân sách, nợ và chi ngân sách, kết hợp chính sách tài khóa với tiền tệ một cách hợp lý, linh hoạt, đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Về thu ngân sách, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị Chính phủ, Quốc hội thực hiện chính sách thuế năm 2021 theo hướng giãn, hoãn thuế. Tính đến 31/12, giãn hoãn thuế khoảng 115.000 tỷ đồng. Cùng với đó là việc thực hiện gói giảm 30 loại phí; giảm 50% giá xăng dầu, thuế của lĩnh vực hàng không 50% (trước đây giảm 30%); miễn, giảm 30% thuế VAT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế của hộ sản xuất kinh doanh, miễn phạt tiền chậm nộp... từ đó giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, Bộ sẽ tập trung thu trên nền tảng số và sàn thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử để tránh hóa đơn giả, hoàn thuế trục lợi, trốn thuế... và khoản thu trong chuyển nhượng bất động sản, chống chuyển giá, trốn thuế. Đối với vấn đề nợ công, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nếu tính GDP cũ, năm 2021 có mức nợ công 56,8%, vượt ngưỡng cảnh báo 55%, đây là vấn đề cần cân nhắc. Bên cạnh đó, dư nợ Chính phủ 51,5% nếu tính theo GDP cũ, 40,5% theo GDP đánh giá lại; nợ công 3,75 triệu tỷ đồng, nợ Chính phủ 3,397 triệu tỷ đồng.Bộ trưởng khẳng định ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế, tuy nhiên cho rằng các gói này phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách. Tăng bội chi ngân sách năm 2022, 2023 nhưng sẽ giảm bội chi ngân sách các năm tiếp theo và làm nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, giữ được sức mạnh kinh tế của đất nước.
Về thực hiện các gói kích cầu, theo Bộ trưởng, nếu bỏ ra mỗi năm 20.000 tỷ đồng, trong hai năm 2022-2023 là 40.000 tỷ, với lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp khoảng 4% sẽ huy động được khoảng 1 triệu tỷ đồng bỏ vào nền kinh tế.Khoản này không làm tăng bội chi ngân sách, cũng không làm tăng nợ công vì nguồn này được lấy trong nguồn đầu tư chưa phân bổ giai đoạn 2021-2025. Bộ Tài chính cũng tính toán một số gói như phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái bằng ngoại tệ để huy động tiền trong dân, dự tính huy động khoảng 180.000 tỷ đồng; như vậy mỗi năm tăng bội chi ngân sách 1%.
“Tuy nhiên, một điều chúng tôi hết sức băn khoăn, khi có tiền rồi, nền kinh tế có hấp thụ được không và vào lĩnh vực nào. Chúng tôi nghĩ rằng tiền này đưa vào nền kinh tế khi vào các dự án đầu tư công ở các lĩnh vực trọng điểm để dẫn dắt đầu tư, tạo nên đột phá lớn để tăng trưởng. Rõ ràng chúng ta phải chuẩn bị nhanh, phải lập dự án trong điều kiện đặc biệt thì chúng ta mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa và tiền tệ được thực hiện đồng bộ, như vay giải quyết việc làm, làm nhà ở xã hội, các vấn đề mang tính chất hỗ trợ thì tập trung vào ngân hàng chính sách xã hội. Nhưng vay để các doanh nghiệp tập trung phát triển thì thông qua kênh của ngân hàng thương mại, huy động vốn trên thị trường chứng khoán.Về công cụ chi ngân sách, Bộ trưởng cho biết, tiết kiệm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển phải có hiệu quả, nếu không sẽ sắp xếp lại, lấy dự án để đưa vào dự án khác hiệu quả hơn. Trong dự toán phân bổ ngân sách cho các tỉnh, bộ ngành, Bộ Tài chính đã cắt giảm 10% so với định mức Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, trong quá trình điều hành tiếp tục cắt giảm khoảng 10% nữa. Cùng với đó, tiết kiệm 50% chi tiếp khách, công tác phí trong nước và ngoài nước. Như vậy sẽ tiết kiệm được một số khoản chi để tập trung đầu tư và chống dịch.
Lý giải thêm về việc giải ngân đầu tư công còn thấp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ thể chế. Cụ thể, Nghị định 59 quy định các công trình loại A thì các bộ, ngành chuyên ngành phê duyệt. Các tỉnh phải đưa hồ sơ lên bộ, ngành để phê duyệt thiết kế cơ sở; việc này cũng chậm nên có khó khăn. Bên cạnh đó, giải phóng mặt bằng, lập dự án để xác định nguồn vốn cũng khó khăn, trong khi phân bổ vốn thì chậm. Về gói đầu tư 2 tỷ USD cho mục tiêu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, khoản này do Ngân hàng Thế giới cam kết với Chính phủ Việt Nam. Số tiền này không phải ngân sách vay để thực hiện bù bội chi ngân sách mà cho vay để đầu tư dự án.Muốn đầu tư dự án thì phải có quy hoạch được phê duyệt; khi đó, mới lập được dự án, mới tiếp cận được khoản vay, từ đó mới ký được hiệp định. Do đó, dự án này phải được lập trong tình trạng khẩn cấp, báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền, khi đó mới được giải ngân được sớm./.
>>>Nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân 2 dự án trọng điểm quốc gia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần hỗ trợ về công nghệ và tài chính để phát triển năng lượng xanh
16:50' - 10/11/2021
Việc chuyển dịch nguồn năng lượng để phát triển bền vững là một lộ trình nhiều khó khăn, thách thức đối với Việt Nam, cần có hỗ trợ về công nghệ, tài chính của các quốc gia, tổ chức trên thế giới.
-
Ngân hàng
Phát triển tài chính toàn diện khu vực nông thôn
14:24' - 10/11/2021
Ngày 10/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Chính phủ Hàn Quốc phân phát "phiếu tiêu dùng" cho toàn dân
12:45'
Các hộ gia đình cận nghèo và gia đình đơn thân sẽ nhận được 300.000 won, trong khi người nhận trợ cấp sinh hoạt cơ bản được hỗ trợ tới 400.000 won.
-
Tài chính
Đồng USD suy giảm bất chấp dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ
12:20' - 05/07/2025
Đồng USD đã giảm giá trong phiên giao dịch cuối ngày 4/7.
-
Tài chính
Thuế người giàu - nỗi lo của giới "nhiều tiền, lắm của"
10:17' - 05/07/2025
Tổng thống Lula giải thích: “Chúng tôi không định tăng thuế bừa bãi, mà điều chỉnh thuế đối với người giàu, để không phải cắt giảm ngân sách giáo dục và y tế”.
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính để lừa đảo
12:33' - 04/07/2025
Các đối tượng sử dụng danh nghĩa Bộ Tài chính nhằm yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua các website; fanpage giả mạo này.
-
Tài chính
Người dân Mỹ gồng mình vì nợ sau “cơn sốt mua sắm” tránh thuế quan
07:10' - 04/07/2025
Với nhiều gia đình, việc chi tiêu dồn dập vào mùa xuân vừa qua là một “canh bạc” trước sự bất ổn – một quyết định có thể khiến họ phải chi tiêu tằn tiện trong nhiều năm tới.
-
Tài chính
Hải quan hướng dẫn thủ tục với địa chỉ cũ sau sắp xếp đơn vị hành chính
19:19' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị thuộc Cục Hải quan về thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính.
-
Tài chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
18:37' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
-
Tài chính
Fitch hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Mexico
08:58' - 03/07/2025
Theo chuyên gia Tapia, trong ngắn hạn, lợi nhuận của các ngân hàng Mexico có thể sẽ giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại trong khi chi phí tín dụng gia tăng.
-
Tài chính
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh sắp được phân 4 nhóm mới
18:55' - 02/07/2025
Cục Thuế cho biết hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu sau khi bỏ thuế khoán từ năm 2026 nhau nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính, tạo công bằng giữa các thành phần kinh tế.