Thực hiện dịch vụ công trực tuyến là một biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt
Thông tin về Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan cho biết, tính đến 12h ngày 8/9, đã có hơn 250 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 61 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và dịch vụ; 525 nghìn lượt truy cập thực hiện các dịch vụ tiện ích và 363 nghìn lượt truy cập thực hiện dịch vụ công trực tuyến; tiếp nhận, xử lý hơn 8.000 phản ánh, kiến nghị và giải đáp hơn 26.000 cuộc gọi tới tổng đài.
Về hồ sơ giải quyết, đã đồng bộ trạng thái hơn 16,5 triệu hồ sơ phục vụ tra cứu, giám sát, đánh giá tình hình giải quyết thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý hơn 341 nghìn hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, tăng hơn 7,5 lần so với tháng 4/2020.
Hiện nay, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 nghìn hồ sơ. Các dịch vụ công phát sinh nhiều hồ sơ trực tuyến gồm: cấp điện mới từ lưới điện hạ áp; thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện, thông báo hoạt động khuyến mại, cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký khai sinh, đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký nhãn hiệu và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích…
Về thanh toán trực tuyến, mới triển khai từ tháng 3/2020, đến nay, đã có hơn 11 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến, trong đó tập trung chủ yếu trong tháng 7, 8/2020 với khoảng 4.000 giao dịch, giá trị khoảng 5 tỷ đồng/tháng.
Loại hình thanh toán hiện đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm thực hiện nhiều nhất là đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chiếm khoảng 56%; phí, lệ phí khoảng 23,6%, thu phạt xử lý vi phạm giao thông đường bộ 18%.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, dù các đơn vị rất nỗ lực, các cơ quan báo chí, truyền thông đã tích cực tuyên truyền nhưng nhiều người dân chưa biết hết các dịch vụ công của Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc chưa nắm hết quy trình thực hiện.
Vì vậy, cuộc họp với các đơn vị có mục tiêu để đẩy mạnh truyền thông với cách làm hiệu quả hơn, để người dân nắm rõ và thực hiện các dịch vụ công đang mang lại nhiều thuận tiện cho cả người dân, cả doanh nghiệp.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, tính đến 11h ngày 9/9, Cục đã đưa lên Cổng Dịch vụ công quốc gia 79.148 quyết định xử phạt, trong đó, có 25.698 trường hợp cung cấp điện thoại cho cơ quan chức năng và đã nhận được tin nhắn về số quyết định xử phạt để thực hiện việc nộp phạt.
Đến nay, có 1.599 trường hợp nộp phạt qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong đó, chỉ riêng từ trưa 8/9 đến trưa 9/9 đã có 150 trường hợp. Về dịch vụ đăng ký xe, hiện đã có 5 trường hợp thực hiện dịch vụ công này qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Hiện 100% trường hợp vi phạm trên cao tốc do Cục Cảnh sát giao thông quản lý đều nhập số điện thoại của người vi phạm, còn các địa phương trung bình khoảng 19%.
Số điện thoại không phải là một trường thông tin bắt buộc trong biên bản xử lý vi phạm hành chính, nên cán bộ thực thi nhiệm vụ phải trực tiếp tuyên truyền cho người dân.
Đại tá Đỗ Thanh Bình cũng nêu ra khó khăn trong việc tuyên truyền, đó là người dân vẫn chưa tin tưởng vào việc nộp phạt trực tuyến.
Có hai lý do, thứ nhất là người dân sợ điền đầy đủ thông tin sẽ bị cơ quan biết mình vi phạm giao thông.
Thứ hai, liên quan đến việc đăng ký xe, khi đóng một nguồn tiền lớn, người dân sợ bị hỏi tiền ở đâu ra. “Dứt khoát chúng ta phải truyền thông để giải tỏa tâm lý đó", Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nói.
Cũng theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, một lực cản khác đến từ những người làm dịch vụ cà số khung, số máy, giải quyết thủ tục thuê. Khi không thực hiện kê khai thủ công, họ sẽ bị mất việc làm. Ông đề nghị đa dạng các hình thức tuyên truyền , có chiến lược truyền thông đa phương tiện…
Bà Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong 9 tháng năm 2020, đơn vị đã thực hiện 56 triệu hồ sơ điện tử (gồm 35 triệu hồ sơ liên quan dịch vụ công trực tuyến).
Trong đó, dịch vụ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, thanh toán trực tuyến, dịch vụ công hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19 là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất. Bảo hiểm xã hội đã đẩy mạnh tuyên truyền các dịch vụ công trước, trong và sau mỗi dịch vụ công được đưa đến công chúng thông qua phương thức truyền thông đại chúng (với khoảng 100 cơ quan báo chí) và truyền thông nội bộ.
Đại diện Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông VNPT cho rằng: “Dù dịch vụ công có tốt nhưng truyền thông không tốt thì cũng không thể đến với người dân”. Vì vậy, cần kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho chương trình truyền thông, xây dựng thành đề án để tuyên truyền cụ thể. VNPT cũng sẽ xem xét để người dùng tiếp cận dịch vụ công một cách tốt nhất, truyền thông qua các App để khách hàng sử dụng tiện lợi hơn.
Nhấn mạnh cần phải tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu được lợi ích của Cổng Dịch vụ công quốc gia, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, công tác tuyên truyền quan trọng nhất là tạo niềm tin, người dân có thể an tâm về sự an toàn, bảo mật của hệ thống.
Bộ trưởng cũng nhất trí với các đề nghị cần truyền thông rộng rãi trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời khuyến khích các cơ quan truyền thông phối hợp với Văn phòng Chính phủ để tăng cường thông tin về Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Trong công tác tuyên truyền, cần nhấn mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến là một trong các giải pháp để phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là một trong những biện pháp để phòng, chống tham nhũng vặt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tích hợp thêm các dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào tháng 11
17:20' - 09/09/2020
Ngày 9/9, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp bàn về việc đưa dịch vụ công cung cấp thông tin quy hoạch, cấp phép xây dựng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hoàn thành kết nối các ngân hàng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào ngày 15/9
11:27' - 09/09/2020
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý các đơn vị liên quan hoàn thành việc kết nối các ngân hàng, trung gian thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào ngày 15/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ công thứ 1.000 và dấu mốc mới cho một Chính phủ hiện đại
14:03' - 19/08/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023
22:05' - 25/03/2023
Bộ Công Thương kêu gọi tất cả người dân Việt Nam nói chung, người dân Thủ đô nói riêng hãy thực hành tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường thường xuyên trong suốt 365 ngày của năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc
19:26' - 25/03/2023
Theo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung 2 dự án cao tốc vào danh mục công trình trọng điểm ngành giao thông
18:44' - 25/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế tối thiểu toàn cầu: Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh chính sách đầu tư để thích ứng
17:29' - 25/03/2023
Nếu chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, tất cả những ưu đãi trước đây và hiện nay mà Việt Nam dành cho doanh nghiệp như: miễn thuế, thuế suất ưu đãi thuế dưới 15% sẽ không còn tác dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng
17:06' - 25/03/2023
NIC kỳ vọng đẩy mạnh kết nối giữa các thành viên trong mạng lưới và với các nguồn lực hỗ trợ khác cho mục tiêu chung là phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra các công trình, dự án tại tỉnh Thừa Thiên - Huế
17:06' - 25/03/2023
Chiều 25/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm, kiểm tra các công trình, dự án tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng vật liệu đất đắp cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
15:54' - 25/03/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cho phép tiếp tục giải quyết việc cung cấp vật liệu san lấp, không để ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương cần chuyển mô hình sang công nghiệp - đô thị - dịch vụ thông minh
12:51' - 25/03/2023
UBND tỉnh Bình Dương tổ chức các sự kiện "Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới"; đồng thời trao giấy chứng nhận đầu tư, ký kết với 9 tỉnh về phát triển hạ tầng khu CN – đô thị - dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Đưa vào vận hành Trung tâm đào tạo điện tử quốc tế
12:43' - 25/03/2023
Thành phố Hồ Chí Minh: đưa vào vận hành mô hình Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế (IETC), trung tâm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.