Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Chất lượng quy hoạch chưa gắn với năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường
Đánh giá cao những ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, tiêu thụ nông sản là vấn đề cốt lõi của phát triển nông nghiệp. Tình trạng như “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa” đã gây ra khó khăn rất lớn cho sản xuất và đời sống nông dân.
Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu của những tình trạng trên trước hết do chất lượng quy hoạch của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp còn chưa cao. Đây là vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước.
Quy hoạch về nông nghiệp của Việt Nam hiện chưa phù hợp với năng lực sản xuất của các lĩnh vực nông nghiệp; chưa gắn với nhu cầu thị trường.Thực trạng sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hiện nay đã vượt xa so với các chỉ tiêu quy hoạch đề ra, điển hình như cà phê vượt 21,9%, cao su vượt 25%, hồ tiêu vượt 149%...
Bên cạnh đó, những dự báo trong quy hoạch còn thiếu chính xác, nhiều quy hoạch cao hơn nhu cầu của thị trường, chẳng hạn như trong chăn nuôi. Một số sản phẩm mặc dù sản xuất chưa đạt nhu cầu của quy hoạch nhưng vẫn không tiêu thụ được.
Ngoài ra, công tác điều chỉnh quy hoạch còn chậm, chưa kịp thời. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế. Tình trạng đầu tư vượt quy hoạch, đầu tư theo phong trào còn phổ biến.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nguyên nhân của những yếu kém trong nông nghiệp hiện nay còn nằm ở hệ thống hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.Hạ tầng phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt… đều chưa được đầu tư đạt yêu cầu, chủ yếu là do khó khăn trong thu hút vốn đầu tư.
Đồng thời, tổ chức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều bất cập. Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người rất thấp.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong việc đưa ứng dụng công nghiệp, khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
Công nghiệp chế biến phát triển còn chậm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được chú trọng, người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Công tác phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một số thị trường chính của nông sản Việt Nam còn thiếu ổn định, tình trạng phụ thuộc tiêu thụ nhiều mặt hàng vào một số thị trường dẫn đến khi có biến động xảy ra việc tháo gỡ rất khó khăn.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay cũng còn nhiều bất cập.
Cơ chế chính sách chậm được điều chỉnh để đáp ứng đòi hỏi thực tế, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo tín hiệu thị trường, điều chỉnh định hướng quy hoạch…
Do đó, nền nông nghiệp Việt Nam rất cần các giải pháp tổng thể để tránh sa đà vào những vấn đề nhỏ, phân tán, góp phần nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
Từ những thực trạng của ngành nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp lớn, mang tính tổng thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Trước hết cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật một cách đồng bộ nhằm tạo môi trường, động lực cho nông nghiệp phát triển.
Trọng tâm là tạo điều kiện thuận lợi người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực một cách bình đẳng, minh bạch về đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, khoa học công nghệ... để sản xuất hàng hóa. Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp.
Phó Thủ tướng lưu ý cần tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo động lực cho các vùng sản xuất chuyên canh lớn. Phó Thủ tướng chỉ rõ: Một điểm nghẽn hiện nay là muốn sản xuất công nghệ cao, tập trung hóa, cần nhiều đất đai, do đó chúng ta cần sửa đổi chính sách, pháp luật thích hợp về hạn điền.
Về vấn đề quy hoạch sản xuất nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần rà soát, điều chỉnh lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương.
Gắn quy hoạch với nhu cầu và diễn biến của thị trường, trong đó coi trọng thị trường trong nước nhưng phải lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu để phát triển sản xuất. Gắn quy hoạch với thích ứng với biến đổi khí hậu.
"Rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch sản xuất nông nghiệp là việc chúng ta phải làm. Đây cũng đang là điểm hạn chế của chúng ta khi có quy hoạch nhưng không triển khai đúng quy hoạch, đồng thời cần thường xuyên rà soát điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông nghiệp để phù hợp với tình hình thực tiễn" - Phó Thủ tướng nêu rõ.Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cần kế hoạch hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, phân định rõ các nguồn vốn đầu tư như vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống hạ tầng chính, vốn doanh nghiệp và người dân đầu tư cho hạ tầng sản xuất.
Phải tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, trong đó tập trung gắn kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giảm bớt khâu trung gian để hạ giá thành sản phẩm. Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
Về giải pháp mở rộng và đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần mở rộng và đẩy mạnh liên kết giữa 5 nhà: Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học và Nhà băng.Trong đó, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại là trung tâm, là động lực để phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Người nông dân góp vốn và trực tiếp sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp, được hưởng lợi ích theo kết quả lao động và tỉ lệ góp vốn.
Đồng thời, Nhà nước có chính sách để điều tiết lợi ích cho những người lao động, đặc biệt là các đối tượng khó khăn.
Theo Phó Thủ tướng, ngoài liên kết 4 nhà (Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học) phải thêm một nhà nữa là Nhà băng vì không có tín dụng, không có vốn sẽ không thể đẩy mạnh sản xuất. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề cập đến các giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm, giảm lao động trong nông nghiệp, tạo điều kiện hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cần được tăng cường, nhất là công nghệ sinh học trên tất cả các khâu (từ khâu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, phòng trừ bệnh dịch, sản xuất, chế biến và bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm), coi đây là nhiệm vụ then chốt tạo ra sản phẩm nông nghiệp năng suất, chất lượng cao để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.
Cùng với đó, hệ thống thương mại sản phẩm nông sản trong nước cần được tổ chức lại và mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng, thông tin thị trường cho người nông dân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thu hồi đất sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là cần thiết
13:36' - 13/06/2017
Việc thu hồi 157 ha của sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đang là đề tài tranh luận của người dân, giới khoa học cũng như trên nghị trường Quốc hội thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề sân bay Tân Sơn Nhất
12:00' - 13/06/2017
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: Thông tin phản ánh trên báo chí, công luận đã được Chính phủ lắng nghe để giải quyết cụ thể các vấn đề. Thủ tướng rất lưu ý các yêu cầu này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Tiến hành chất vấn đối với 4 nhóm nội dung
10:07' - 13/06/2017
Sáng 13/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm đồng bộ trong thực hiện chính sách xử lý nợ xấu
19:42' - 12/06/2017
Tại phiên làm việc chiều 12/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.