Thực phẩm an toàn và người tiêu dùng thông thái: Bài 1 - Nguy cơ từ thực phẩm “bẩn”
Do đó, lựa chọn đúng những thực phẩm an toàn cho gia đình là điều khiến nhiều bà nội trợ "đau đầu" và các các cơ quan quản lý trăn trở khi tìm các giải pháp ngăn chặn thực phẩm “bẩn” tuồn ra thị trường.
Bài 1: Nguy cơ từ thực phẩm “bẩn”
Thời gian qua, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn bán, tàng trữ thực phẩm “bẩn", ngăn chặn số thực phẩm này ra thị trường, đi vào các hàng quán, bếp ăn gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Song, những vụ vi phạm bị phát hiện mới chỉ như "bề nổi của tảng băng chìm".
Khó phân biệt thực phẩm "sạch, bẩn"
Ở Hà Nội, không khó để tìm mua các loại hoa quả, người tiêu dùng có thể vào bất cứ khu chợ nào hay tìm một gánh hàng rong, một quầy hoa quả ven đường để mua loại hoa quả mà mình ưa thích. Nhưng chắc chắn không ai có thể biết, loại hoa quả mình mua có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?.
Mặc dù thường chọn mua hoa quả tại các cửa hàng nhưng chị Phạm Thị Hoa (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn không khỏi băn khoăn khi có nhiều cửa hàng được giới thiệu là hoa quả sạch, nhập khẩu từ nước ngoài và được bán với giá cao.
Tuy nhiên, người tiêu dùng lại rất khó kiểm chứng về độ an toàn và chất lượng thật của những loại hoa quả được cho là cao cấp này. Không biết những cửa hàng như vậy có được giám sát thường xuyên để người tiêu dùng không bị "tiền mất tật mang" hay không.
Hàng ngày đi chợ, chị Phạm Mai Hương ở phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại có nỗi lo: “Khó khăn nhất là làm thế nào để phân biệt được thực phẩm sạch với thực phẩm độc hại như đậu phụ có thạch cao hay không, miến bẩn nhuộm hóa chất…”, chị Phạm Mai Hương chia sẻ. Những thực phẩm được bày bán bán tại cổng trường học hay trong siêu thị cũng chưa ai dám chắc là đảm bảo an toàn. Chị Lan Hương ở Khu đô thị Linh Đàm có con gái đang học bậc Tiểu học cho biết, con gái chị rất thích ăn những món quà vặt như nem chua rán, chè, chân gà... được bày bán ở các hàng quán xung quanh cổng trường. Chiều con nhưng chị Lan Hương không tránh khỏi lo lắng khi không biết căn cứ vào cơ sở nào để biết các hàng quán đó chế biến đồ ăn có đảm bảo vệ sinh hay không? Chung mối lo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Khắc Nhu ở phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: Người tiêu dùng có thể vào bất cứ cửa hàng hoa quả nào ở Hà Nội cũng mua được hoa quả nhập khẩu. Có những loại hoa quả có thể để được cả tháng rưỡi. "Tôi không hiểu có chất bảo quản nào giúp hoa quả bên ngoài có thể tươi lâu như vậy nhưng bên trong lại bị thối", ông Nhu nói. Những lo lắng trên của người tiêu dùng không phải là không có cơ sở khi nguy cơ thực phẩm "bẩn" trà trộn vào các hàng quán, chợ, thậm chí tuồn vào trong các siêu thị vẫn đang diễn ra hàng ngày.Con số 73 vụ ngộ độc thực phẩm khiến gần 1.600 người mắc, 1.400 người nhập viện và 17 trường hợp tử vong trên địa bàn cả nước, trong đó riêng tại thành phố Hà Nội đã ghi nhận 7 vụ ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp) với 31 trường hợp mắc và 6 trường hợp tử vong trong 6 tháng đầu năm nay là tiếng chuông báo động thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương, len lỏi vào bữa ăn của mỗi gia đình, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người dân.
Làm sao để trở thành nhà tiêu dùng thông thái
Trước rất nhiều lo lắng của người tiêu dùng về nguy cơ thực phẩm bẩn, đại diện cơ quan quản lý khuyên người tiêu dùng cần tìm mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có hóa đơn chứng từ; cơ sở đó phải có cửa hàng rõ ràng, có uy tín, minh bạch, cả về địa chỉ, giấy tờ, thủ tục…; người tiêu dùng phải trở thành ‘người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn thực phẩm.
Tuy nhiên, ngay cả những sản phẩm được dán tem, người tiêu dùng vẫn chưa yên tâm về chất lượng. Theo chị Nguyễn Thị Tuyết, phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), chợ đầu mối Long Biên có bán nhiều hoa quả có dán tem nhập khẩu. Làm thế nào để phân biệt được hoa quả đảm bảo chất lượng thông qua tem nhập khẩu vẫn là điều người tiêu dùng băn khoăn. Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, trong các quy định về dán tem, hoa quả không nhất thiết phải dán tem. Nhưng vì muốn phân biệt, đặc biệt là phân biệt hoa quả nhập khẩu, nhiều nông trại như nhãn lồng Hưng Yên, vải Lục Ngạn, dưa lê ở Hải Phòng đã có tem tích hợp.Việc dán tem là một phần cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm, để biết sản phẩm có nguồn gốc, có hóa đơn chứng từ hay không. Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét hồ sơ nhập khẩu, khai thác nhưng người tiêu dùng chỉ cần biết cơ sở có hóa đơn, minh bạch cả về địa chỉ, giấy tờ, thủ tục.
“Chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng đừng nhìn vào sản phẩm quá xấu mà cho là không an toàn. Như sản phẩm hoa quả nội địa ở Sơn La, Lai Châu hoa quả không đẹp nhưng chất lượng rất tốt, trong khi đó nhiều quả nho rất to, đẹp nhưng chất lượng chưa chắc tốt. Chúng tôi mong mỏi cơ quan quản lý ở các cửa khẩu kiểm nghiệm được thì mới cho thông quan hoa quả nhập khẩu”, ông Nguyễn Đắc Lộc nói.
Đề cập về các món quà vặt được bày bán xung quanh cổng trường, bà Hoàng Thị Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo: Các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đạt các tiêu chí theo quy định như nơi kinh doanh phải sạch, không có giấy rác dưới mặt nền, vị trí không bị ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm, được chính quyền cho phép bán hàng; diện tích cơ sở cố định nơi công cộng; cách xa nguồn ô nhiễm; không để sát giữa thực phẩm sống và thức ăn chín; có dụng cụ xúc, gắp thực phẩm sạch sẽ. Người bán hàng có sử dụng găng tay sử dụng 1 lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín. Thức ăn được che đậy, có tủ kính bảo quản hợp vệ sinh… Thực phẩm "bẩn", thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển giống nòi. Sử dụng thực phẩm không an toàn có khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và nhất là gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm không an toàn, ngoài việc tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các ngành chức năng để tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc cung cấp thực phẩm an toàn cũng như hiểu biết của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc./.
>>> Thực phẩm an toàn và người tiêu dùng thông thái: Bài 2 - Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm chưa đủ sức răn đe
19:19' - 18/09/2017
Việc xử lý (phạt hành chính) các vụ vi phạm được phát hiện còn quá nhẹ (mỗi cơ sở vi phạm chỉ phạt từ 2 - 5 triệu đồng.
-
Đời sống
Ứng phó bão số 10: Giá thực phẩm tăng nhẹ khi người dân tích trữ thực phẩm
17:25' - 14/09/2017
Theo tiểu thương tại chợ thành phố Hà Tĩnh, do tâm lý đề phòng thiếu thực phẩm trong và sau bão nên từ sáng nay, nhiều người dân đã chủ động đến chợ mua thực phẩm tích trữ dùng cho mấy ngày mưa bão.
-
Kinh tế & Xã hội
Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng
16:27' - 11/09/2017
Thực hiện Kế hoạch xây dựng các mô hình thí điểm an toàn thực phẩm đến năm 2018, Thanh Hóa đã xây dựng 11 mô hình chuỗi thực phẩm được cấp chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00'
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.