Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc sẽ đàm phán với Mỹ theo thể thức “2+2”
Đây sẽ là vòng đàm phán cấp cao đầu tiên của quốc gia châu Á này nhằm giảm thuế quan của Mỹ.
Phát biểu tại cuộc họp chính phủ, ông Han nêu rõ cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào 8h giờ Mỹ (tức 21h giờ Hàn Quốc) ngày 24/4. Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok và Bộ trưởng Công nghiệp Ahn Duk Geun sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, dư luận đang quan tâm liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có tham gia các cuộc đàm phán hay không, như ông đã làm trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản vào tuần trước. Việc Tổng thống Trump trực tiếp tham gia gây chấn động bàn đàm phán với Nhật Bản khi ông đề cập "chi phí hỗ trợ quân sự" như một phần của chương trình nghị sự trong khi thảo luận với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa.
Bộ trưởng Ahn cho biết đến nay, Mỹ vẫn chưa nêu vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng với Hàn Quốc. Theo ông, nếu chủ đề trên được đưa ra, lập trường của Hàn Quốc là lắng nghe quan điểm của Mỹ và sẽ chuyển tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền và để “phản hồi một cách có trách nhiệm".
Bộ trưởng Thương mại Ahn cho biết Hàn Quốc sẽ tiến hành đàm phán toàn diện với Mỹ với nỗ lực để các mặt hàng xuất khẩu chính như ô tô, bán dẫn, sẽ được miễn thuế. Tuy nhiên, chương trình nghị sự chi tiết cho các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ vẫn chưa được xác nhận.
Các nguồn tin cho biết đối với Hàn Quốc, mục tiêu hiện nay là theo đuổi một thỏa thuận trọn gói toàn diện trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ bằng cách tận dụng những điều kiện hiện có như hợp tác trong lĩnh vực khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và đóng tàu để đảm bảo giảm thuế thương mại đối với các lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào xuất khẩu. Phía Hàn Quốc dự kiến tăng lượng nhập khẩu LNG tăng từ Mỹ để đổi lấy việc giảm nguy cơ tăng thuế, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất ô tô của Hàn Quốc.
Giới phân tích cho rằng nếu Hàn Quốc đồng ý tham gia dự án xây dựng đường ống dẫn khí Alaska và tăng lượng nhập khẩu LNG từ Mỹ, Hàn Quốc có thể giảm thặng dư thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hàn Quốc cũng ở vị thế tốt hơn để ký hợp đồng nhập khẩu LNG với Mỹ sau khi chấm dứt các thỏa thuận với Qatar và Oman vào năm 2024. Năm ngoái, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu LNG từ Australia, chiếm tới 26% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là Qatar với 24%, Oman với 12%, Malaysia với 12% và Mỹ với 11%.
Đối với dự án phát triển LNG, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương tiếp cận vấn đề này như một phần của liên minh an ninh năng lượng với Mỹ; đồng thời tạo cơ hội hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ khác ở châu Á như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam.
Đóng tàu cũng là một lĩnh vực quan trọng khác mà Hàn Quốc có thể tận dụng trong các cuộc đàm phán sắp tới. Chính phủ Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tăng cường hợp tác đóng tàu với các công ty Hàn Quốc. Năm 2024, Hanwha Ocean đã nhận được đơn đặt hàng bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu cho Hải quân Mỹ. HD Hyundai Heavy Industries gần đây cũng ký một biên bản ghi nhớ với Huntington Ingalls Industries của Mỹ về hợp tác công nghệ trong tương lai.
Cũng có khả năng Chính phủ Hàn Quốc sẽ chấp thuận cho Google chuyển dữ liệu bản đồ địa phương ra nước ngoài như "một quân bài mặc cả" chính trong các cuộc đàm phán. Trước đó, Hàn Quốc đã từ chối yêu cầu cung cấp dữ liệu bản đồ của Google vào năm 2007 và 2016, với lý do là luật an ninh quốc gia. Google muốn Hàn Quốc cho phép chuyển dữ liệu bản đồ có độ chính xác cao tỷ lệ 1:5.000 đến các trung tâm dữ liệu của công ty ở nước ngoài. Đại diện Thương mại Mỹ hồi tháng 3 đã đề cập vấn đề bản đồ là một trong những rào cản thương mại lớn với Hàn Quốc. Hiện Hàn Quốc vẫn chưa chấp nhận yêu cầu của Google do các quy định về hình ảnh của các địa điểm an ninh cao như căn cứ quân sự và nhà tù.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp đặt mức thuế quan cao hơn đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác. Quyết định bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2025. Trong tháng 4 này, ông Trump công bố áp đặt mức thuế đối ứng 25% đối với hàng hóa Hàn Quốc, nhưng sau đó đã hoãn 90 ngày để hai bên có thời gian đàm phán.
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết đã phát hiện ngày càng nhiều hàng hóa nước ngoài “đột lốt” hàng xuất khẩu Hàn Quốc để tránh các mức thuế quan mới của Mỹ.
Theo hãng tin Yonhap, cơ quan trên nêu rõ cuộc điều tra đặc biệt vào tháng trước cho thấy lượng hàng vi phạm quy tắc xuất xứ trong quý I/2025 có tổng trị giá 29,5 tỷ won (20,81 triệu USD), trong đó các lô hàng xuất sang Mỹ chiếm 97%. Con số này cao hơn so với mức 34,8 tỷ won trong cả năm 2024, trong đó lượng hàng xuất sang Mỹ chiếm 62%.Giới chức Hàn Quốc cho biết ngày càng nhiều công ty nước ngoài lợi dụng Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ và có hiệp định thương mại tự do song phương, để tránh né thuế quan và các quy định khác. Trước tình hình trên, Hải quan Hàn Quốc đã lập lực lượng đặc nhiệm để ngăn chặn các hành vi xuất khẩu trái phép và dự kiến đưa ra các biện pháp đối phó cụ thể hơn để bảo vệ các công ty trong nước.
- Từ khóa :
- thuế quan của Mỹ
- Hàn Quốc
- thuế quan
- Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch áp thuế toàn cầu với giới tỷ phú, "đại gia" công nghệ gặp thêm trở ngại
07:25' - 21/04/2025
Các kế hoạch đánh thuế toàn cầu nhắm vào giới tỷ phú và các tập đoàn đa quốc gia đang đối mặt với trở ngại lớn, chủ yếu do Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cản trở các nỗ lực cải cách.
-
Kinh tế Thế giới
Công bằng - Trọng tâm đàm phán thương mại Nhật - Mỹ
18:45' - 20/04/2025
Nhật Bản có thể tăng mua năng lượng từ Mỹ và đề xuất Washington linh hoạt hơn trước các cáo buộc đối với ô tô Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07' - 19/04/2025
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.