Thuốc Molnupiravir hứa hẹn trong điều trị bệnh nhân COVID-19
Theo truyền thông Mỹ, hãng dược phẩm Merck (Mỹ) và công ty Ridgeback Biotherapeutics (Rigibel, Đức) vừa thông báo thuốc uống Molnupiravir, điều trị COVID-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình, đã cho kết quả đầy hứa hẹn dù mới đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3.
Thuốc Molnupiravir, do các chuyên gia của Merk và Rigibel nghiên cứu và phát triển, đã hoàn tất 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, đạt hiệu quả 100% đối với tất cả bệnh nhân COVID-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của các bệnh nhân này xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.
Hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với 1.850 bệnh nhân trên toàn cầu sử dụng thuốc Molnupiravir đang sắp hoàn tất và dự kiến kết quả sẽ được công bố vào mùa Thu tới.
Nếu thành công, Merck sẽ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp và đưa ra thị trường loại thuốc này trong 4-5 tháng tới.
Molnupiravir được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh.
Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ. Đây là loại thuốc dễ dàng được sử dụng qua đường uống, dùng điều trị giai đoạn đầu của bệnh. Liệu trình thử nghiệm hiện tại là hai liều mỗi ngày và sử dụng trong vòng 5 ngày.
Nếu việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thành công, việc điều trị virus SARS-CoV-2 trong tương lai sẽ tương tự như việc điều trị các loại cúm khác.
Hiện Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Trong khi đó, phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ.
Nhằm đẩy nhanh việc phát triển và tìm ra các phương pháp điều trị kháng virus đối với bệnh COVID-19 và các mối đe dọa trong tương lai, ngày 17/6 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch mang tên "Chương trình chống virus cho đại dịch", trị giá 3,2 tỷ USD, sử dụng nguồn kinh phí từ Kế hoạch Giải cứu Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD.
Chương trình này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc uống kháng virus hiện đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau, chẳng hạn như Molnupiravir của Merck cũng như các nỗ lực của Pfizer và Atea-Roche.
Ngoài ra, chương trình cũng tài trợ cho việc phát hiện ra các loại thuốc kháng virus mới nhằm không chỉ chống lại virus SARS-CoV-2 và họ rộng hơn của loại virus này, mà còn là các họ virus khác được cho là có khả năng gây ra đại dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phương pháp mới rút gọn quy trình tổng hợp thuốc điều trị COVID-19
20:10' - 29/06/2021
Các nhà khoa học của Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố nghiên cứu thành công phương pháp mới giúp cải tiến và rút gọn quy trình tổng hợp thuốc điều trị COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ chi hơn 1 tỷ USD mua thuốc điều trị COVID-19 của Merck & Co Inc
07:53' - 10/06/2021
Chính phủ Mỹ đã nhất trí chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir đang được thử nghiệm điều trị bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc điều trị bằng kháng thể Sotrovimab
08:49' - 27/05/2021
FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể do hai hãng dược phẩm Vir Biotechnology và GlaxoSmithKline phối hợp phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Những cú lừa "lịch sử" trong ngày Cá tháng Tư
16:14' - 31/03/2023
Những màn chơi khăm “thành công” nhất từ trước đến nay vào dịp Cá tháng Tư bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu nhé!
-
Đời sống
Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo cử nhân thiết kế sáng tạo
15:40' - 31/03/2023
Ngày 31/3, Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo cử nhân thiết kế sáng tạo nhằm góp phần nào đáp ứng nhu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực về các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.
-
Đời sống
Ngày cá tháng Tư bắt nguồn từ đâu?
15:34' - 31/03/2023
Vào ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoái mái nói dối để trêu đùa mọi người mà không sợ ai giận. Vậy bạn có biết nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo về ngày Cá tháng Tư này không?
-
Đời sống
Hà Nội: Chi trả lương hưu hằng tháng thành 2 đợt
15:02' - 31/03/2023
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, toàn thành phố có hơn 590.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng với số tiền hơn 3.000 tỷ đồng/tháng, lớn nhất cả nước.
-
Đời sống
Từ 1/4, thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin bị xử lý thế nào?
09:31' - 31/03/2023
Ngày 31/3 là hạn cuối cùng để chuẩn hóa thông tin, nếu sau thời điểm này khách hàng chưa thực hiện sẽ bị khóa thuê bao.
-
Đời sống
Anh hoãn ra quyết định về việc tăng tuổi nghỉ hưu
08:15' - 31/03/2023
Ngày 30/3, Chính phủ Anh thông báo sẽ chưa đưa ra quyết định về việc có hay không tăng tuổi nghỉ hưu lên 68 tuổi cho tới sau cuộc bầu cử quốc hội nước này dự kiến diễn ra vào năm tới.
-
Đời sống
Nhận biết "bánh ăn kiêng" chuẩn như thế nào?
16:32' - 30/03/2023
Bánh ăn kiêng là các loại bánh được làm chủ yếu từ ngũ cốc, thường không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng.
-
Đời sống
Bộ Y tế cảnh báo thuốc kháng sinh giả xuất hiện trên thị trường
16:31' - 30/03/2023
Ngày 30/3, thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã phát cảnh báo về thuốc kháng sinh Cephalexin 500mg giả xuất hiện trên thị trường, yêu cầu truy tìm nguồn gốc, xử lý vi phạm.
-
Đời sống
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
07:26' - 30/03/2023
Những thói quen tưởng chừng vô hại, chẳng hạn như thức khuya và dậy muộn, cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất trí nhớ, tăng cân, huyết áp cao và tiểu đường…