Thương chiến Mỹ - Trung: Nguy cơ thâm hụt thương mại với Trung Quốc có gia tăng?
Với một môi trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến thu hút đầu tư. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng được nhìn nhận sẽ đưa đến cho Việt Nam cơ hội đón nhận thêm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc.
Cuộc trao đổi dưới đây giữa phóng viên TTXVN và ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê sẽ làm rõ hơn những thuận lợi cũng như thách thức trong thu hút dòng vốn mới trong tương lai.
Phóng viên: Trong 5 tháng đầu năm nay, dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng khá cao. Vậy theo ông, đây có phải là dấu hiệu tốt trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Tổng cục Thống kê luôn theo dõi sát nội dung và tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Từ cuối năm 2018 đến nay, dòng vốn đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc và Hongkong (Trung Quốc) sang Việt Nam đã tăng đột biến. Tổng vốn đầu tư đăng ký từ Hongkong và Trung Quốc ước đạt 7,1 tỷ USD; trong đó Hongkong đăng ký đầu tư đạt 5,1 tỷ USD, Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, chiếm tới 42,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2019. Nếu so với dòng vốn FDI từ Trung Quốc và Hongkong trong cả năm 2017 cũng chỉ là 3,7 tỷ USD; cả năm 2018 là 5,8 tỷ USD cho thấy hiện tượng vốn FDI đăng ký của Hongkong và Trung Quốc tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng là một thách thức không nhỏ khi làn sóng này sẽ tạo ra cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh không tốt, lợi ích mang lại từ hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam vất vả đàm phán sẽ lại dành cho doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, những dự án đầu tư nhỏ, công nghệ thấp, gây ô nhiễm có thể tràn sang Việt Nam trong khi tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trên thế giới khiến dòng vốn từ Trung Quốc có thể gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho nước ta do các doanh nghiệp Trung Quốc thường đầu tư vào các lĩnh vực da giày, dệt may, sản xuất gang thép. Bên cạnh đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô cũng đứng trước thách thức khi Trung Quốc và các nước trong khu vực, trên thế giới phá giá đồng nội tệ để bảo vệ xuất khẩu hàng hóa sẽ gây áp lực lên tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ. Điều này gây áp lực không nhỏ đến kiểm soát lạm phát, thị trường chứng khoán, dự trữ ngoại hối và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Phóng viên: Thưa ông, Trung Quốc hiện là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất của Việt Nam. Đối với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, theo ông đâu là cơ hội đối với Việt Nam? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội cho xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những mặt hàng cả Trung Quốc và Việt Nam cùng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu từ nước này thì đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ, góp phần tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của nước ta sang thị trường này. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 14,2% so với cùng kỳ của năm 2017. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đưa đến cho Việt Nam cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc do Việt Nam có môi trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định và các nước đang sắp xếp lại chiến lược đầu tư ra nước ngoài. Các công ty lớn trên thế giới đang hoạt động đầu tư ở Trung Quốc sẽ tìm giải pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hoạt động đầu tư và sẽ chuyển một số các cơ sở sản xuất hay thương mại sang các nước khác; trong đó có Việt Nam. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ tác động đến hai nước mà Việt Nam và các nước khác trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý đến nguy hiểm cuộc chiến này sẽ tạo ra cuộc chiến về tiền tệ. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng phá giá đồng tiền, dẫn đến hệ luỵ là giá cả hàng hoá leo thang, giá dầu biến động. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, toàn cầu hóa, bất kỳ diễn biến kinh tế thế giới và khu vực đều đem lại những thuận lợi và khó khăn cho các nền kinh tế có liên quan. Trung Quốc hiện là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh việc tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, một trong những biện pháp Trung Quốc sử dụng để đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ là phá giá đồng Nhân dân tệ đối với đồng Đô la Mỹ nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc, đồng thời khuyến khích tiêu dùng trong nước, đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ tạo ra những lợi ích cho Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trên cơ sở giao dịch bằng đồng USD. Cụ thể, với một lượng USD nhất định, Việt Nam sẽ mua được một lượng hàng lớn hơn so với trước khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Tuy vậy, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đắt hơn. Phóng viên: Thưa ông, bên cạnh những thuận lợi, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung cũng đặt ra các thách thức không hề nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Ông có thể phân tích rõ hơn về những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Trước hết, cạnh tranh thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc gay gắt hơn. Khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tạo nên áp lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc vào các thị trường ngoài Mỹ ngày càng gay gắt. Mặt khác, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ khó khăn hơn vì giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt hơn ở thị trường Trung Quốc. Thêm nữa, khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ, Trung Quốc sẽ chuyển hướng một phần chiến lược xuất khẩu vào phục vụ thị trường nội địa, tạo áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác; trong đó, có Việt Nam. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động với mục tiêu đánh vào ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, hiện tại thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lại chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Chính vì vậy nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2019 vẫn ở vị trí dẫn đầu với ước tính 16,1 tỷ USD, tăng 45,9% so với cùng kỳ 2018. Việc hàng hoá của Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu cao tại Mỹ tiềm ẩn nguy cơ hàng hoá Trung Quốc được chuyển qua các nước khác; trong đó, có Việt Nam để gian lận xuất xứ khi xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, gần đây phía Mỹ có xu hướng tăng cường điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa đi qua một nước trung gian để xuất khẩu tới Mỹ. Chính vì vậy, nếu Việt Nam không quản lý được xuất xứ nguồn hàng xuất khẩu thì khả năng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ bị Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh xuất xứ rất dễ xảy ra. Phóng viên: Thưa ông, Việt Nam cần thay đổi những chính sách gì để tận dụng cơ hội trong thu hút đầu tư từ cuộc chiến tranh này? Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Trong những năm qua, Chính phủ và các địa phương trong cả nước đã tập trung xây dựng môi trường pháp lý và cụ thể hóa thành các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI không phân biệt các nước đến đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; trong đó, tập trung vào chính sách ưu đãi đầu tư “dựa trên hiệu quả” trong mối tương quan với ưu đãi đầu tư “dựa trên lợi nhuận”, lưu ý đến tác động vào môi trường, sử dụng lao động có tay nghề, tăng cường hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả của các dự án FDI. Việt Nam cũng ưu tiên các nhà đầu tư có dây chuyền công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến phù hợp với xu hướng sản xuất theo chuỗi liên kết để phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước. Đặc biệt, quan tâm đến các ngành Việt Nam đang ưu tiên phát triển; đồng thời, mở cửa một số ngành dịch vụ để tiếp thu công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương cũng cần đặt trong bối cảnh xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, phù hợp với tổng thể quy hoạch của địa phương, của vùng và toàn bộ nền kinh tế; phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển của từng địa phương trong mối liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường. Theo tôi, thu hút nguồn vốn FDI của các địa phương theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao và công nghệ hiện đại, tiên tiến; không để nhà đầu tư tìm đến Việt Nam với mục tiêu tận dụng thị trường lao động giá rẻ, chi phí dịch vụ tiện ích thấp. Đặc biệt, không để Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phân tán rủi ro trong chiến tranh thương mại. Đối với những địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế, việc thu hút thu hút đầu tư nước ngoài cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu.../. Phóng viên: Xin cám ơn ông!>>> Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 1: "Khúc quanh mới" và hệ lụy
>>> Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 2: Những góc nhìn
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại mô hình tăng trưởng
11:15' - 29/05/2019
Đây là một dịp tốt để Việt Nam đánh giá lại mô hình tăng trưởng của mình cũng như tiến hành tái cơ cấu mô hình tăng trưởng.
-
Ngân hàng
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những công cụ đắc lực ổn định tỷ giá
09:31' - 29/05/2019
"Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục sử dụng hai công cụ là chính sách tỷ giá trung tâm và nguồn dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá. Nếu cần có thể điều chỉnh tỷ giá tăng trong biên độ 3% là hợp lý".
-
Chứng khoán
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung : Cơ hội hay thách thức với thị trường chứng khoán?
12:44' - 28/05/2019
Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.