Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại mô hình tăng trưởng
Việc cả Mỹ và Trung Quốc đều nâng thuế áp lên hàng hóa của nhau đẩy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lên một ngưỡng mới, có nguy cơ gây ra những xáo trộn trên thị trường tài chính toàn cầu và dấy lên sự lo ngại về sự giảm tốc kinh tế toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ đi về đâu, những tác động của cuộc chiến này tới kinh tế toàn cầu cũng như ảnh hưởng gì đến kinh tế Việt Nam?… đang là những câu hỏi được dư luận quan tâm? Để trao đổi rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) của Viện Nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR). Phóng viên: Ông có thể đánh giá khái quát về những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trong thời gian qua? TS Phạm Sỹ Thành: Tình hình đang diễn ra hết sức bất ngờ. Đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đột nhiên leo thang căng thẳng vào ngày 10/5, bắt đầu bằng việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa của Trung Quốc và Trung Quốc đáp trả đòn thuế này vào ngày 13/5. Tiếp theo, Tổng thống Donald Trump cũng như Bộ Thương mại Mỹ đưa ra một trừng phạt kép với Công ty Huawei. Đây là những diễn biến khá bất ngờ bởi trước đó hai bên đã tiến hành 11 vòng đàm phán với nhiều tiến triển lạc quan. Chúng tôi cho rằng có hai điểm đáng lo ngại khi nhìn về tổng thể xu hướng phát triển của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Điểm thứ nhất, hai bên đều áp dụng chiến thuật “ăn miếng trả miếng” rất rõ ràng và điều này thường chỉ kết thúc khi một bên chấp nhận dừng việc làm này lại, nhưng chủ nghĩa dân tộc cứng rắn ở cả hai nước đều đang cản trở hành động như vậy. Điểm thứ hai đáng lo ngại là bất cứ khi nào một lời đe dọa được đưa ra, nó đều được thực hiện và việc này cho thấy dường như cả hai không có ý định nhượng bộ cũng như đi đến một thỏa thuận dài hạn. Phóng viên: Theo ông, đâu là cản trở lớn nhất trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung khiến các cuộc đàm phán chưa được tiến triển? TS Phạm Sỹ Thành: Theo tôi, ở thời điểm hiện tại có nhiều nguyên nhân cản trở đến đàm phán hai bên. Trong đó có cả nguyên nhân về mục đích đàm phán cũng như những khúc mắc về nội dung mà hai bên không thể tháo gỡ ở thời điểm hiện nay. Về mục đích đàm phán, Mỹ muốn Trung Quốc phải thay đổi mô hình kinh tế, thay đổi cách chơi, điều này phải được luật hóa và thông qua bởi Quốc hội Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc muốn giảm thâm hụt thương mại với Mỹ bằng cách tăng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ và nới lỏng chính sách hơn cho doanh nghiệp của Mỹ.Từ sự khác biệt về mục đích, nội dung đàm phán cũng có điểm khúc mắc giữa hai bên. Tại vòng đàm phán thứ 11, Trung Quốc đã đưa Mỹ một dự thảo - thỏa thuận mới đã bị cắt giảm 50 trang so với trước. Điều này thể hiện sự không hài lòng của Trung Quốc với các nội dung Mỹ nêu.
Chính vì những vấn đề mang tính mục đích và kỹ thuật như vậy đã cản trở hai bên đi đến một thỏa thuận thương mại. Trong khi, đối với cả hai bên, đều coi những nội dung đưa ra là những lợi ích cốt lõi nên các cuộc đàm phán chưa tiến triển nhiều. Tuy nhiên, tôi không loại trừ việc cả hai bên không thực sự muốn có một thoả thuận lâu dài. Phóng viên: Việc đàm phán thương mại Mỹ - Trung không có tiến triển gì và nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại rơi vào vòng xoáy mới sẽ tác động như thế nào tới thương mại toàn cầu, nhất là những tác động đến đà suy giảm của kinh tế thế giới? TS Phạm Sỹ Thành: Rõ ràng,sẽ khiến tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại toàn cầu suy giảm nhất định. Các tổ chức quốc tế mới đây đều hạ dự báo tăng trưởng năm 2019. Điều lo ngại khác là sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung làm môi trường kinh doanh, đầu tư và thương mại toàn cầu xấu đi đáng kể. Ngoài ra, việc Mỹ và Trung Quốc áp đặt các điều kiện khiến chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Điều này khiến việc lưu thông hàng hóa hoặc chuỗi sản xuất toàn cầu khó khăn hơn so với trước.
Phóng viên: Nhiều quan điểm cho rằng, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Việt Nam trở thành một địa điểm được ưa thích của các nhà đầu tư rút khỏi Trung Quốc do giá nhân công tăng cao và nguy cơ hàng Trung Quốc bị đánh thuế. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao ? TS Phạm Sỹ Thành: Tôi cho rằng trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam, cả tăng trưởng GDP và thương mại sẽ được hưởng lợi nhất định từ cuộc chiến thương mại này. Những nghiên cứu định lượng về tác động của cuộc chiến thương mại đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam cho thấy, Việt Nam đang nằm trong nhóm được hưởng lợi cao nhất từ việc thay thế hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ cũng như hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc. Đóng góp cho tăng trưởng thương mại của Việt Nam có thể lên đến 2,1 điểm phần trăm và đây là mức cao nhất trong số các quốc gia nhận tác động tích cực từ cuộc chiến thương mại này. Tuy nhiên về dài hạn, tôi cho rằng có một số khó khăn liên quan đến thực tiễn kinh tế lẫn chính sách mà Việt Nam sẽ phải đối diện. Đầu tiên, với tư cách là nền kinh tế xuất khẩu nhiều hàng hóa đầu vào cho xuất khẩu của Trung Quốc, các hàng hóa này từ Trung Quốc khó xuất khẩu sang Mỹ hơn sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Số liệu thương mại của Việt Nam tính đến hết tháng 4/2019 đã thể hiện điều này. Thứ hai, hàng hóa Trung Quốc khi không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ có nhu cầu tìm một thị trường thay thế. Điều này sẽ tạo sức ép lớn lên hàng hóa trong nước của Việt Nam. Thứ ba, việc Trung Quốc áp dụng những tiêu chuẩn mới về hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài, tạo tác động tiêu cực, làm suy giảm đáng kể xuất khẩu hàng của Việt Nam nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng cũng như kỹ thuật. Thứ tư, đợt mất giá mới của đồng Nhân dân tệ sẽ tạo một sức ép không nhỏ lên sự cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam sang một thị trường thứ ba và sang chính thị trường Trung Quốc. Thứ năm, làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ rời khỏi nước này khi mà các mức thuế cao hơn áp lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Việc này sẽ đặt ra những khó khăn về quản lý cho Việt Nam, liên quan đến việc giữ vững quy hoạch ngành, đảm bảo tiêu chuẩn về đầu tư và đặc biệt về môi trường cũng như công nghệ. Phóng viên: Theo ông, Việt Nam cần có đối sách gì để tránh nhưng ảnh hưởng tiêu cực từ sự kiện này? TS Phạm Sỹ Thành: Đây là một dịp tốt để Việt Nam đánh giá lại mô hình tăng trưởng của mình cũng như tiến hành tái cơ cấu mô hình tăng trưởng. Trong cuộc chiến tranh thương mại này, rõ ràng các vấn đề tiêu chuẩn mới trong giai đoạn tới sẽ được xem xét lại. Thời gian tới, các hàng rào kỹ thuật sẽ được dựng lên, đây sẽ là dịp quan trọng để Việt Nam đánh giá lại cơ cấu xuất khẩu hàng hóa để tận dụng tốt hơn thị trường Trung Quốc. Về mặt đầu tư, Việt Nam cần phối hợp ăn ý giữa các bộ ngành và địa phương để đảm bảo các luồng vốn FDI vào trong nước vừa phục vụ lợi ích của địa phương song không phá vỡ quy hoạch tổng thể của quốc gia, đặc biệt chú ý đến các vấn đề liên quan đến công nghệ và môi trường./. Phóng viên: Cảm ơn ông! Xem thêm: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 1: "Khúc quanh mới" và hệ lụyTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đẩy mạnh tiêu dùng trong nước để tránh ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại
19:11' - 28/05/2019
Giáo sư Lưu Anh của Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương, Trung Quốc, cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp tục leo thang sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
-
Tài chính
Cuộc chiến thương mại khiến thị trường tài chính Trung Quốc bị hạn chế
07:27' - 28/05/2019
Theo Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) Quách Thụ Thanh, cuộc chiến thương mại với Mỹ chỉ gây ra tác động hạn chế đối với thị trường tài chính Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Bất động sản Trung Quốc “lao đao” vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
06:00' - 28/05/2019
“Cứ xây đi và mọi người sẽ đến ở”. Đó là một triết lý nền tảng cho những giấc mơ đô thị hiện đại của Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, đúng là đã có người đến.
-
Ý kiến và Bình luận
Ứng phó linh hoạt trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
19:27' - 23/05/2019
Việt Nam phải có những cơ chế, chính sách, lựa chọn các nhà đầu tư có công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch... đảm bảo yêu cầu môi trường, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52'
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.