Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Chuyên gia Mỹ đánh giá Việt Nam làm tốt vai trò chủ nhà
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai kết thúc, phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ) đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Stephen Noerper, Giám đốc Cao cấp tại Viện Triều Tiên (Korea Society) về triển vọng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và vai trò của nước chủ nhà Việt Nam.
Giáo sư Noerper đánh giá Việt Nam đã thực hiện rất tốt vai trò chủ nhà hội nghị thượng đỉnh này và nỗ lực của Việt Nam đều được các bên ghi nhận, nhất là các bên trực tiếp tham gia đàm phán.
Ông nhận định sau hội nghị này, có khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục được mời đóng vai trò chủ nhà nữa trong tương lai.
Theo ông Noerper, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhân dịp này thăm hữu nghị chính thức Việt Nam là sự kiện hết sức quan trọng, qua đó thể hiện mong muốn tìm hiểu về Việt Nam.
Về kết quả hội nghị vừa qua, Giáo sư Noerpe khẳng định điều tích cực là quá trình đàm phán vẫn đang tiếp tục.
Theo ông, đàm phán phi hạt nhân là một quá trình rất phức tạp và phía Mỹ muốn nhiều hơn là chỉ hủy bỏ cơ sở làm giàu urani ở Yongbyon. Phía Mỹ biết rõ còn nhiều cơ sở khác và đã thông báo cho phía Triều Tiên biết điều này.
Bình Nhưỡng muốn được dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt, nhưng phía Washington sẽ không nhất trí khi chưa nhìn thấy những bước tiến triển tương đồng từ phía Triều Tiên.
Đó là lý do khiến đàm phán phải tạm dừng. Tuy nhiên, giáo sư tin rằng đây không phải là kết quả xấu bởi hai bên đã cho thấy họ có thiện chí đối thoại và sẽ đàm phán tiếp trong tương lai.
Để giải quyết bất đồng về nhận thức phi hạt nhân hóa, Giáo sư Noerper cho biết cả Mỹ và Triều Tiên phải hiểu rõ định nghĩa phi hạt nhân của nhau, cũng như nhìn nhận được sự khác biệt còn tồn tại.
Mỹ đã biết về những cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon và đặc biệt rất quan ngại về vấn đề làm giàu urani, khi những hoạt động này có thể không chỉ diễn ra ở cơ sở Yongbyon.
Do đó, ông tin rằng Triều Tiên cần phải xem xét lại và cởi mở hơn bởi đó không hẳn là những đòi hỏi của phía Mỹ mà là sự mong đợi của cả cộng đồng quốc tế. Tổng thống Trump đã đề cập đến vai trò hợp tác của Liên hợp quốc và các quốc gia khác như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Điều đó cho thấy cộng đồng quốc tế muốn thấy Triều Tiên cần cởi mở hơn nữa nếu muốn toàn bộ các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ cũng như cải thiện nền kinh tế.
Giáo sư Noerper nhận định từ nay đến cuối năm, hoặc lâu hơn nữa tình hình có thể tiến triển theo hướng hai bên cố gắng đạt được một tuyên bố hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên trong những vòng đàm phán Mỹ-Triều tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Nhà Trắng nhấn mạnh khía cạnh lợi ích quốc gia
09:56' - 04/03/2019
Ngày 3/3, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton lên tiếng khẳng định thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai vừa qua đứng trên phương diện đảm bảo các lợi ích quốc gia của nước này.
-
Đời sống
Giới phân tích tiếp tục đánh giá tích cực về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2
13:55' - 03/03/2019
Thời báo Hàn Quốc đăng tải bài viết của PGS Sandip Kumar Mishra giảng dạy tại Đại học Jawaharlal Nehru ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, trong đó đánh giá tích cực về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Việt Nam khẳng định vị thế cường quốc ngoại giao thế giới
20:35' - 01/03/2019
Theo Giáo sư Lee Woong-Hyeon, là một quốc gia trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cho thế giới thấy vị thế của một cường quốc tham gia ngoại giao thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.