Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2: Giới phân tích đề cập ý nghĩa "đặt nền móng cho sự tiến triển"
Đánh giá về hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần hai tại Hà Nội vừa qua, một số nhà phân tích đã nêu bật khả năng "đặt nền móng cho sự tiến triển trong tương lai" mà hội nghị đem lại, đồng thời thừa nhận rằng hội nghị thượng đỉnh này là cần thiết.
Chủ tịch Viện Sejong của Hàn Quốc Paik Hak Soon nhận định ngay cả khi hai bên không ký kết thỏa thuận, thì việc lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước đã ngồi đàm phán 1-1 và tái khẳng định các vấn đề còn tồn tại, sẽ rất hữu ích, giúp thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ trừng phạt trong tương lai.
Xét từ quan điểm đó, thì đây là một quá trình không thể tránh khỏi. Theo ông, có thể hai bên chưa đồng thuận về điểm mấu chốt là "trình tự" của quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Chuyên gia David Kim thuộc Trung tâm nghiên cứu Stimson (Mỹ) nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên giờ đây mới vào khúc dạo đầu, sau đó sẽ còn nhiều diễn biến với nhiều cảm xúc.
Chỉ cần hai bên tôn trọng các cam kết đã đưa ra thì chắc chắn sẽ có kết quả tích cực trong tương lai. Cố vấn cấp cao về bán đảo Triều Tiên tại tổ chức phi chính phủ International Crisis group, Christopher Green thì đánh giá kết quả này không phải là chấm dứt tiến trình đối thoại, đồng thời tin rằng hai bên sẽ lại sớm tiếp tục các cuộc đàm phán cấp thấp.
Trong khi đó, Giáo sư chuyên nghiên cứu về Triều Tiên thuộc Đại học Dongguk của Hàn Quốc Koh Yu Hwan cho rằng hai bên cần duy trì đàm phán để thu hẹp khoảng cách, và các quốc gia liên quan khác, trong đó gồm Hàn Quốc và Trung Quốc, cần phải được tham gia để hỗ trợ tiến trình này.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn ý kiến của chuyên gia quan hệ quốc tế Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) Vương Tuấn Sinh, coi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội là một "thỏa thuận chuyển tiếp" để kết nối quá khứ và tương lai.
Giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc Vương Sinh nhận định kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần này có "một chút bất ngờ", cho thấy sự khác biệt giữa hai bên về khái niệm, phương thức và các bước đi trong tiến trình phi hạt nhân hóa vẫn tồn tại.
Theo nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Dương Hy Vũ, việc không đạt được thỏa thuận cho thấy hai bên chưa thể khắc phục những bất đồng liên quan tới các cơ sở hạt nhân chủ chốt của Triều Tiên cũng như những đề nghị đối ứng từ phía Mỹ.
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên đã trải qua nhiều khúc ngoặt trong quá khứ, nhưng nó không bao giờ dừng lại và sẽ không bao giờ dừng lại, "bởi nó phù hợp với lợi ích của tất cả các bên, trong đó gồm cả Triều Tiên"./.
>> Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Washington “nóng lòng” trở lại đàm phán với Bình Nhưỡng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những lệnh trừng phạt chính của LHQ áp đặt với Triều Tiên
12:53' - 01/03/2019
Hãng tin AFP dẫn nguồn LHQ cho biết các lệnh trừng phạt liên quan 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Washington “nóng lòng” trở lại đàm phán với Bình Nhưỡng
11:42' - 01/03/2019
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 1/3 cho biết Mỹ đang rất "nóng lòng trở lại bàn đàm phán" để tiếp tục đối thoại với Triều Tiên về những khúc mắc sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội.
-
Tin ảnh
An ninh tiếp tục được thắt chặt quanh nơi ở của đoàn Triều Tiên
10:56' - 01/03/2019
Sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, công tác an ninh vẫn được duy trì ở cấp độ cao nhất quanh khu vực khách sạn Melia, nơi ở của đoàn Triều Tiên tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.