Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam đang lên cao tại Australia
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động thương mại quốc tế, các chuyến hàng nông sản từ Việt Nam sang Australia vẫn ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, với ngày càng đa dạng mặt hàng từ hoa quả tươi đến sản phẩm chế biến, đông lạnh… Kết quả này phản ánh sự nỗ lực phát triển mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Australia ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Phóng viên TTXVN tại Sydney đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, để làm rõ hơn về câu chuyện này và cung cấp một số thông tin tham khảo dành cho doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hiểu thị trường Australia.*Phóng viên: Thưa ông, liệu chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng nông sản Việt Nam đã bước đầu “chinh phục” thành công một trong những thị trường khó nhất thế giới?Ông Nguyễn Phú Hòa: Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, nhưng đến nay, chúng ta có thể khẳng định rằng uy tín, niềm tin vào thương hiệu Việt Nam đang lên cao tại Australia, sau những nỗ lực to lớn của doanh nghiệp và Chương trình xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia mà Thương vụ đã tập trung thực hiện xuyên suốt qua nhiều năm.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Australia liên tục có sự khởi sắc. Ví dụ như, trong tháng 10 vừa qua, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất và phân phối, nhưng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Australia vẫn đạt 10 tỷ USD. Đây là một điểm sáng trong bối cảnh đại dịch. Tính chung trong giai đoạn từ tháng 1-9/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt gần 9,1 tỷ USD, tăng xấp xỉ 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng hàng nông sản đã tăng cao hơn 32%. Cụ thể, hàng rau quả tăng 32,27%, thủy sản tăng 22,48% và đặc biệt là gạo tăng 25,43%. Có một điểm rất thú vị đó là Australia được định vị là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, có khả năng sản xuất gạo với sản lượng tương đối cao. Thời gian vừa qua, doanh nghiệp nước bạn đã chủ trương giảm nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác, nhưng gạo Việt Nam vẫn được ưu tiên nhập khẩu với số lượng lớn. Điều này càng khẳng định hơn nữa chất lượng và thương hiệu của sản phẩm nông sản Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam và Australia vừa hoàn tất ký kết Chiến lực tăng cường gắn kết kinh tế giữa hai bên, với mục tiêu phấn đấu đưa thương mại giữa hai nước sớm đạt 15 tỷ USD, tôi tin rằng sẽ còn có thêm nhiều các cơ hội mở ra cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường Australia trong tương lai. *Phóng viên: Việt Nam và Australia đều là thành viên của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trong bối cảnh các hiệp định này đã và sẽ sớm có hiệu lực, ông có cho rằng các doanh nghiệp nước ta sẽ nắm bắt được triển vọng từ các FTA này hay không? Ông Nguyễn Phú Hòa: Việt Nam đã làm rất tốt công tác phổ biến nội dung của các FTA thế hệ mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành nhiều đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam, giúp cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ và tận dụng tối đa ưu thế của các hiệp định đa phương. Bộ Công Thương đã khẩn trương thiết lập một trang thông tin điện tử chuyên sâu về các FTA như CPTPP, Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA)… để cung cấp thông tin, giải thích cam kết, cũng như kết nối với người dân và doanh nghiệp. Riêng đối với thị trường Australia, năm 2020, Thương vụ đã cho ra mắt ứng dụng Viet-Aus Trade. Đây là một công cụ nhằm cung cấp nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời kết nối quảng bá địa phương, thông tin về cơ hội đầu tư, sản phẩm hình thành chuỗi cung ứng.Trên ứng dụng này, các doanh nghiệp có thể tra cứu thuế theo các FTA, qua đó so sánh, tận dụng thuế quan. Ngoài ra, cũng tại ứng dụng này, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Thương vụ để tìm kiếm thông tin và hỗ trợ cho các vướng mắc phát sinh.
Về phần các doanh nghiệp, có thể nói là từ lâu, các doanh nghiệp đã chú trọng công tác làm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), nhằm tới việc được hưởng quyền miễn giảm thuế hàng hóa xuất khẩu theo các FTA. Tôi tin rằng doanh nghiệp của cả Việt Nam và Australia đều đã có kế hoạch và sẽ sớm nắm bắt được các cơ hội hợp tác mới, dựa trên những lợi thế từ FTA đa phương.*Phóng viên: Ông có những lưu ý gì dành cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang có hoạt động tại thị trường Australia, để thích ứng với điều kiện mới hậu đại dịch?
Ông Nguyễn Phú Hòa: Vấn đề chính mà doanh nghiệp Việt Nam luôn phải lưu ý, kể cả trong điều kiện không còn dịch bệnh gây cản trở, đó là cần tiếp tục giữ vững chất lượng cho sản phẩm. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, nhất là hàng xuất khẩu. Australia là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với nhiều yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, quy trình nhập khẩu khắt khe. Đây cũng là một thị trường có nền nông nghiệp nội địa dồi dào, phong phú. Mức sống của người dân Australia luôn được ghi nhận thuộc tốp đầu của thế giới. Do đó, họ sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng hoa quả, thực phẩm giá cao, nếu cảm thấy hài lòng với sản phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, nếu muốn xâm nhập thị trường Australia, nên đặt ưu tiên vào chất lượng hơn là giá thành. Đừng bán sản phẩm với giá quá thấp, vì người tiêu dùng Australia không thích sản phẩm giá thấp mà chất lượng kém. Với tình hình dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, để thích ứng với điều kiện mới, tôi cho rằng các doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, từ nguồn cung, nhà xuất khẩu, vận chuyển, đến nhà nhập khẩu, phân phối, nhằm duy trì tốt nhất chuỗi cung ứng, không để xảy ra tình trạng gián đoạn. Thông tin về thị trường và dịch bệnh luôn được phổ biến liên tục, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trang mạng thông tin của Bộ Công Thương và trên ứng dụng của Thương vụ, các doanh nghiệp nên đọc và cập nhật nhiều hơn để nắm bắt tình hình, qua đó có sự chuẩn bị trước cho các tình huống có thể phát sinh. *Phóng viên: Xin cám ơn ông./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chi tiết giá nông sản hôm nay
09:09' - 16/11/2021
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11/2021.
-
Hàng hoá
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực
16:13' - 11/11/2021
Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương nhân trong thu hoạch, chế biến, lưu thông và tiêu thụ nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh.
-
Thị trường
Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng tiêu chí xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc?
12:36' - 06/11/2021
Trước việc tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm của Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận về các yêu cầu của thị trường để thích ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra hội thảo kết nối xuất khẩu nông sản sang thị trường Âu-Mỹ
16:05' - 05/11/2021
Dù phải chịu áp lực từ dịch COVID-19 và chi phí lưu kho, logistic liên tục tăng nhưng xuất khẩu nông sản sang khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn ghi nhận diễn biến tích cực tại các thị trường chủ lực.
-
Hàng hoá
Nông dân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử
21:30' - 23/10/2021
Bưu điện Việt Nam đơn vị “chủ lực” hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử, giúp họ từng bước phục hồi kinh tế, góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản trên cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.