Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch
Bên cạnh đó, Diễn đàn còn đề cập đến các chủ đề nóng tác động trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp như cạnh tranh, hành lang pháp lý, sự chuyển mình của công nghiệp 4.0... Đặc biệt diễn đàn năm nay đã điều chỉnh thêm các chủ đề hấp dẫn giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp để khắc phục hậu quả sau dịch COVID-19.
Đây là năm thứ 7 Hiệp hội tổ chức thường niên sự kiện chương trình thương mại điện tử và để lại dấu ấn là Diễn đàn VOBF 2022. Bởi vậy, VOBF là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử trong năm tới. Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Vũ Thị Minh Phú - Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam cho hay: Sau 2 năm chịu tác động bởi dịch COVID-19, thương mại điện tử đã có nhiều thay đổi lớn. Điều dễ nhận thấy nhất là đà tăng trưởng của ngành thương mại điện tử đã bắt đầu từ trước đại dịch, song trong giai đoạn 2020-2021, thị trường này đã có sự tăng trưởng bùng nổ và được dự báo sẽ đạt quy mô 39 tỷ USD vào năm 2050. Thế nhưng, nhiều băn khoăn đã đặt ra, liệu đà tăng trưởng của thương mại điện tử có còn tiếp tục khi đại dịch đã dần lắng xuống và phát huy vai trò đối với phục hồi kinh tế, nhất là thương mại điện tử vẫn phát triển mạnh mẽ sau dịch COVID-19. Bà Vũ Thị Minh Phú cũng chỉ ra những yếu tố để thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng và góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch. Chẳng hạn như thị trường còn nhiều dư địa phát triển với 71% người dùng Internet tại Việt Nam từng thực hiện ít nhất 1 lần mua hàng trực tuyến; 94% người dùng Việt sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ số, 81% xem mua hàng trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang ngày càng coi trọng và đầu tư nhiều vào việc chuyển đổi số và kinh doanh trên thương mại điện tử. Ví dụ, tổng doanh thu và số lượng mua sắm trên gian hàng chính hãng Lazamall năm 2021 tăng hơn gấp đôi. Trong đó, tổng số đơn hàng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2020. Không những thế, tầm nhìn phát triển bền vững của các doanh nghiệp thương mại điện tử; trong đó, Lazada luôn là doanh nghiệp tiên phong hướng đến xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững.Cùng quan điểm này, bà Lê Minh Trang đại diện Nielsen cho rằng: Sau tác động của dịch COVID-19, xu hướng mua sắm đa kênh có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch.
Với sự cập nhật liên tục đổi mới phương thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của các nhà bán hàng trong những năm qua, đến nay những lo lắng của người tiêu dùng như về chất lượng hàng hoá đã được hoá giải và tốc độ người tham gia ngày càng tăng nhanh. Tại Diễn đàn, bà Lê Minh Trang cũng chỉ ra 3 yếu tố then chốt khi người tiêu dùng mua sắm online mà các nhà bán hàng cần lưu ý là giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Vì vậy, để cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn, thay đổi cập nhật hành vi của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Báo cáo Toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 được trích xuất từ nền tảng số liệu của Metric.vn, trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 đang trên đà phát triển vượt bậc, Việt Nam đang trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Đáng lưu ý, một số ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng là những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Đặc biệt hơn, mức giá trên sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2022, phân khúc giá 200.000 - 5.000.000 đồng dễ chốt đơn nhất trên tất cả sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, với những sản phẩm có giá trị cao cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm tại hệ thống cửa hàng, showroom uy tín... Cũng tại Diễn đàn, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng không thể phủ nhận từ nền tảng được đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn đại dịch đã tạo đà cho doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, lĩnh vực chuyển đổi số và kinh doanh online chiếm tỷ lệ quan trọng hơn trong quản trị và vận hành doanh nghiệp Việt tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức với những hạn chế trong khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán, thiết lập các tuyến vận chuyển linh hoạt, xử lý thủ tục thông quan hàng hóa với chi phí vận hành tối ưu. Để chiếm lĩnh thị trường cả trong và ngoài nước, tại các phiên thảo luận của diễn đàn đã tập trung cung cấp thông tin, giới thiệu những xu hướng giải pháp và công nghệ nổi bật. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu bật tiềm năng thị trường, xu hướng giải pháp và công nghệ, những chính sách và quy định pháp luật mới đến cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhằm tạo đà cho thị trường thương mại điện tử phát triển bền vững./.Tin liên quan
-
Thị trường
Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch
17:24' - 10/05/2022
Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 đang trên đà phát triển vượt bậc thì Việt Nam đang trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14'
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30'
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam "chinh phục" thị trường Bỉ: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng
18:17' - 01/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, thể hiện sự năng động, sáng tạo và khát vọng vươn tầm quốc tế.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3
15:32' - 01/04/2025
VILOG 2025 dự kiến sẽ mở rộng đáng kể về quy mô và chất lượng với sự tham gia từ doanh nghiệp quốc tế, tăng cường cơ hội kết nối, trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành logistics
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45' - 01/04/2025
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.
-
DN cần biết
Tiềm năng hợp tác hàng không và logistics giữa Việt Nam - Nam Phi
13:02' - 28/03/2025
Các chuyên gia nhận định với vị trí địa lý của Nam Phi và Việt Nam, cơ hội hợp tác hàng không và logistics không chỉ giới hạn giữa hai nước mà còn có thể mở rộng sang các quốc gia châu Phi khác.
-
DN cần biết
Tăng chế tài bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
16:32' - 27/03/2025
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những điều chỉnh và có những quy định chi tiết về nghĩa vụ của từng chủ thể trong tiêu dùng trên không gian mạng.