Thương mại Trung Quốc - EU gia tăng dù chịu ảnh hưởng dịch COVID-19
Nhiều doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã tỏ ra vui mừng khi thấy hoạt động trao đổi thương mại song phương gia tăng trong năm 2020 - một năm mà các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do chính sách đóng cửa để hạn chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2020.
Trong báo cáo công bố ngày 15/2, Eurostat cho hay năm vừa qua, khối lượng thương mại giữa EU và Trung Quốc đạt 586 tỷ euro (711 tỷ USD), trong khi con số này với Mỹ là 555 tỷ euros (673 tỷ USD).
Xuất khẩu của EU sang Trung Quốc đã tăng 2,2% lên 202,5 tỷ euro, trong khi nhập khẩu của EU từ Trung Quốc tăng 5,6% lên 383,5 tỷ euro.
Trong khi đó, xuất khẩu của EU sang Mỹ giảm 13,2% và nhập khẩu từ Mỹ cũng giảm 8,2%.
Trước sự sụt giảm chung trong thương mại toàn cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng trong thương mại Trung Quốc-EU được đánh giá là một chiến thắng hiếm có.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trao đổi thương mại toàn cầu năm 2020 đã giảm khoảng 9% so với một năm trước.
Jost Wuebbeke, Giám đốc tại Sinolytics, một công ty tư vấn có trụ sở tại Berlin (Đức), nhận định các công ty châu Âu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô và hàng xa xỉ, đang được hưởng lợi từ đà phục hồi của thị trường Trung Quốc.
Theo ông Wuebbeke, có hai xu hướng lý giải cho đà phát triển liên tục trong trao đổi thương mại giữa EU và Trung Quốc.
Một mặt, đà phục hồi của Trung Quốc trong quý II/2020 đã tạo ra nhu cầu ổn định đối với các sản phẩm châu Âu, đặc biệt là ô tô và hàng xa xỉ.
Mặt khác, chính sách đóng cửa kéo dài ở châu Âu cũng thúc đẩy nhu cầu lớn hơn đối với hàng điện tử, đồ giải trí, chăm sóc sức khỏe và nhiều hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc.
Ông Wuebbeke nhấn mạnh Trung Quốc vẫn là điểm đến quan trọng của các nhà xuất khẩu máy móc, xe cộ, phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử và hóa chất của Đức, đồng thời cho rằng tiềm năng tăng trưởng của thị trường Trung Quốc "vẫn còn rất lớn."
Trong khi đó, Claudia Vernotti, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc ChinaEU, một diễn đàn thúc đẩy hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao của các công ty châu Âu và Trung Quốc, đánh giá thương mại là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhà kinh tế học người Serbia , Goran Nikolic, nhận định cùng với việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của EU trong năm 2020, việc hai bên hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) vào cuối năm ngoái được kỳ vọng sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác vốn đã bền chặt giữa hai “gã khổng lồ” kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bốn yếu tố khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ
05:30' - 17/02/2021
Dù Mỹ đang đứng trước ngã tư giữa thịnh và suy, Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều nỗi lo thế kỷ, có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh Mỹ-Trung trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Bức tranh kinh tế Trung Quốc năm 2020 và triển vọng lạc quan năm 2021
18:38' - 13/02/2021
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020 và được coi là động lực chính thúc đẩy kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.