Bốn yếu tố khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ
Phải chăng đại dịch COVID-19 đang tái cấu trúc lại trật tự toàn cầu, khi mà kinh tế Trung Quốc đang hồi phục mạnh mẽ với tốc độ cao hơn cả Âu-Mỹ và một cơ quan nghiên cứu của Anh dự đoán Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ vào năm 2028 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ngoài việc duy trì sự ổn định chính trị, những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm các vấn đề lớn như thiếu lương thực, thiếu năng lượng, già hóa dân số và phát triển công nghệ bị lệ thuộc vào nước ngoài. Tất cả những vấn đề này muốn giải quyết được đòi hỏi một môi trường quốc tế và thân thiện để phát triển hòa bình.
Năm 2020, kinh tế Trung Quốc được cho là tăng trưởng 2,5%. Trong khi đó, kinh tế Mỹ giảm 3,5%, Liên minh châu Âu (EU) giảm 7,4% và kinh tế toàn cầu sụt giảm 4,3%. Điều này khiến Trung Quốc trở thành cường quốc tăng trưởng dương duy nhất, song đằng sau sự hào nhoáng đó là một loạt vấn đề nghiêm trọng.
Thứ nhất, Trung Quốc có thể thiếu lương thực lâu dài. Năm 2020, thế giới đối mặt với nạn thiếu lương thực tồi tệ nhất trong 50 năm, nạn đói xảy ra ở ít nhất 25 quốc gia. Nhiều nước sản xuất lương thực hạn chế xuất khẩu. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng kho dự trữ lương thực của nước này đã đầy và các chuyên gia Trung Quốc cũng nói rằng Trung Quốc không thiếu lương thực, chỉ “hơi căng thẳng một chút” trong việc cân bằng, nhưng vẫn có thể tự cung tự cấp.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng vào tháng 8/2020, Chủ tịch Trung Quốc Cận Bình đã khởi xướng “Chương trình Đĩa sạch” và “từ chối các bữa tiệc thừa mứa”.
Theo truyền thông, nhu cầu lương thực của Trung Quốc năm 2020 vào khoảng 700 triệu tấn, trong đó 554 triệu tấn tự sản xuất và gần 150 triệu tấn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, an ninh lương thực đang đối mặt với nguy cơ lớn.
Năm ngoái, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu lúa mỳ, ngô và lúa mạch còn đậu tương thì mỗi năm đều nhập khẩu trên 100 triệu tấn. Nhiều địa phương như tỉnh Cam Túc, Hồ Bắc… đã tăng cường tích trữ lương thực và tin đồn về một cuộc khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc vẫn chưa dừng lại.
Trên thực tế, mỗi năm, Trung Quốc mất đi khoảng 200.000 mẫu đất nông nghiệp để xây dựng nhà máy công nghiệp, nhà ở… Diện tích đất canh tác của nước này hiện chỉ còn không đầy 1,5 tỷ mẫu, tương đương 9% toàn cầu. Điều này có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực.
Ví dụ như Quảng Đông, sản lượng lương thực của tỉnh này trong năm 2019 là 12,41 triệu tấn, nhưng lượng tiêu thụ lại tới 51,25 triệu tấn, tỷ lệ tự cung tự cấp chỉ là 24%. Năm 2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Quảng Đông phá mốc 1.600 tỷ USD, cao gấp 2,62 lần vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nhưng vẫn phụ thuộc nghiêm trọng vào lương thực nhập khẩu.
Ở chiều ngược lại, diện tích đất canh tác ở Mỹ rộng lớn, 1,6% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thể nuôi sống 340 triệu người dân nước này. Hàng năm, Mỹ còn xuất khẩu một lượng lớn ngô, đậu tương, tiểu mạch…. Hơn nữa, lượng đất có thể canh tác mà chưa khai thác của Mỹ còn rất nhiều, một khi cần đều có thể sử dụng để sản xuất lương thực.
Trong bối cảnh này, sự khác biệt về điều kiện cung cấp lương thực giữa Mỹ và Trung Quốc đặt Mỹ ở thế bất khả chiến bại. Trong khi Trung Quốc cần nhập khẩu lương thực và nếu xảy ra chiến tranh, các tuyến vận tải trên bộ và trên biển bị nước ngoài kiểm soát, Bắc Kinh liệu có còn đủ dũng khí để đấu tranh với Mỹ hay không? Điều này làm lộ rõ điểm yếu cố hữu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thứ hai là năng lượng. Trung Quốc cho biết có thể tự cung tự cấp 90% năng lượng, nhưng Quy hoạch Phát triển Năng lượng 5 năm lần thứ 13 (kết thúc năm 2020) lại nói rằng Trung Quốc hy vọng có thể nâng tỷ lệ tự cung tự cấp về năng lượng lên 80%.
Bắc Kinh nỗ lực phát triển năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng Mặt Trời…, song lại cần nhập khẩu dầu thô và khí đốt thiên nhiên. Lượng tiêu thụ dầu thô mỗi năm lệ thuộc vào nhập khẩu lên tới 72%, tiêu tốn khoảng 240 tỷ USD.
Ngoài việc không thể tự sản xuất đủ, hơn 70% dầu mỏ nhập khẩu sang Trung Quốc đi qua eo biển Malacca. Những năm gần đây, cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Mỹ bắt tay với các nước kiểm soát các tuyến nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc thông qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Do đó, năng lượng đã trở thành điểm yếu lớn tiếp theo của Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ.
Thứ ba là vấn đề già hóa dân số. Chính sách một con của Trung Quốc bị cáo buộc là sai lầm, gây ra thảm họa nhân khẩu học ngày nay ở nước này. Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm mạnh. Giáo sư Lương Kiến Chương thuộc Đại học Bắc Kinh đã xuất bản một bài báo chỉ rõ thời kỳ sụp đổ dân số của Trung Quốc đang đến và nếu nước này không thể thúc đẩy tỷ lệ sinh tăng lên đáng kể thì sẽ rơi vào tình trạng suy giảm không đáy.
Bài báo lấy dữ liệu từ các khu vực khác nhau làm ví dụ như tỷ lệ sinh ở Ôn Châu vào năm 2020 thấp hơn 19,01% so với cùng kỳ năm 2019, ở Hợp Phì giảm khoảng 23% và Thái Châu giảm 32,6%. Sự suy giảm dân số sẽ làm giảm tỷ lệ thanh niên và tăng mạnh tỷ lệ người cao tuổi.
Nhà nghiên cứu Dị Phúc Hiền thuộc Đại học Wisconsin đã xuất bản cuốn sách "Quốc gia trống rỗng: Kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đi lạc hướng", chỉ rõ tỷ lệ sinh ở 3 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Trung Quốc trong năm 2019 chỉ đạt 0,61%, thấp hơn cả Nhật Bản (0,68%) và tỷ lệ sinh hiện nay ở khu vực Đông Bắc sẽ là tỷ lệ sinh ngày mai của Trung Quốc.
Nhìn chung, sự gia tăng chi phí nhà ở, chi tiêu cho nuôi dạy con cái và giáo dục làm giảm mong muốn sinh con của những người trẻ tuổi, khiến tình trạng lão hóa dân số ngày một trầm trọng và lao động thiếu hụt.
Thứ tư là nút thắt cổ chai trong phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ chính là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới trong thế kỷ 21.
Khi bị Mỹ áp biện pháp trừng phạt, các ông lớn công nghệ như Huawei, ZTE… đều gặp khó khăn và mong ngóng chờ đến ngày Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt. Càng ngày, cách thức mà Bắc Kinh áp dụng mấy chục năm qua như cưỡng ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, ăn cắp bí mật công nghệ, sao chép công nghệ... càng khó tiếp tục.
Trong thời gian ngắn hạn sắp tới, Chính quyền tân Tổng thống Joe Biden nhiều khả năng sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này. Do đó, để có thể thành công trong việc tự chủ nghiên cứu phát triển, Trung Quốc phải mất vài chục năm./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- mỹ
- quan hệ mỹ trung
- covid 19
- tập cận bình
- joe biden
Tin liên quan
-
Thị trường
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của mỹ phẩm Pháp
07:39' - 15/02/2021
Hiệp hội các công ty mỹ phẩm Pháp (FEBEA) cho biết Trung Quốc đang trở thành thị trường hàng đầu cho mỹ phẩm Pháp.
-
Ý kiến và Bình luận
Sự phục hồi kinh tế của châu Âu có thể tụt hậu so với Mỹ và châu Á
09:10' - 11/02/2021
Tiến trình triển khai vaccine ngừa COVID-19 của châu Âu diễn ra chậm chạp đồng nghĩa với việc sự phục hồi kinh tế của khu vực này nước này có thể bị tụt hậu so với đà tăng trưởng của Mỹ và châu Á.
-
Tài chính
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết của gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
11:04' - 08/02/2021
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, nếu gói kích thích kinh tế của Nhà Trắng được thông qua, thị trường lao động Mỹ sẽ được khôi phục vào năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Cán cân thương mại Mỹ-Trung có cải thiện dù căng thẳng vẫn hiện hữu
09:37' - 06/02/2021
Cán cân thương mại Mỹ-Trung có cải thiện trong năm 2020 nhưng quan hệ hai bên vẫn căng thẳng khiến tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt với phép thử làm sao có thể cải thiện mối quan hệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu từ khi dịch COVID-19 bùng phát
14:38'
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng đắc cử Anthony Albanese cam kết cải thiện hình ảnh đất nước
14:18'
Ngày 22/5, Thủ tướng đắc cử Australia Anthony Albanese nhấn mạnh ông muốn thay đổi đất nước Australia, theo đó sẽ thay đổi chính sách về khí hậu để cải thiện hình ảnh của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội hiện thực hóa mục tiêu cường quốc xanh
13:24'
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ vào cuối ngày bầu cử quốc hội liên bang 21/5 cho thấy Công đảng Australia (ALP) đã giành được quyền thành lập chính phủ mới ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ suy thoái ở các nền kinh tế lớn và hệ lụy
05:30'
Mối quan tâm đến suy thoái kinh tế đã tăng cao kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất huy động lên 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hy vọng Mỹ sẽ tham gia CPTPP
21:15' - 21/05/2022
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-24/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Luật viện trợ cho Ukraine 40 tỷ USD có hiệu lực
19:13' - 21/05/2022
Ngày 21/5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn dự luật viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố 27 thành viên nội các chính phủ mới
16:43' - 21/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng mới nhất liên quan việc thanh toán chi phí năng lượng với Nga
16:16' - 21/05/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble theo yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng tại Mỹ nối dài chuỗi tăng “chưa từng có tiền lệ”
15:22' - 21/05/2022
Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.