Thường trực Chính phủ họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương
Theo báo cáo của các bộ, ngành, đã có 3 dự án (DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước) ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo.
Một số dự án đã duy trì vận hành sản xuất, có sản phẩm, giải quyết cho người lao động nhưng còn nhiều khó khăn, lỗ lũy kế lớn; một số dự án còn dở dang hoặc dừng hoạt động.
Có 5 dự án tranh chấp hợp đồng EPC đã đàm phán nhiều lần nhưng không thành công.
Theo ý kiến Bộ Công Thương, do việc chưa quyết toán được hợp đồng EPC nên không đủ cơ sở pháp lý để thoái vốn.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Ban Chỉ đạo “đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề và có một số cuộc họp cụ thể xử lý công việc” cũng như trách nhiệm cộng tác của các ngân hàng vì các dự án có vốn vay lớn.
Đến nay, đạt được một số kết quả tốt. Hiện đã đưa 3 dự án trở lại hoạt động bình thường. Với kết quả mà Ban Chỉ đạo đã họp với các cơ quan liên quan, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương trình phương án xử lý đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam trước ngày 10/3 để Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo trên cơ sở chặt chẽ, đúng pháp luật.
Những dự án còn lại là những dự án phức tạp, đã triển khai nhiều năm, điều chỉnh tổng mức đầu tư cao so với ban đầu, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là liên quan đến tổng thầu EPC và yếu tố nước ngoài, liên quan đến điều tra, khởi tố khiến việc khắc phục tình trạng thua lỗ, xử lý tồn tại rất khó trong điều kiện Bộ Chính trị, Chính phủ cho ý kiến là không được sử dụng ngân sách để cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Cho rằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết dứt điểm, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, trực tiếp là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo, đề xuất cụ thể hơn.
Các cơ quan thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng, của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, trong đó có việc giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước xếp loại và chỉ đạo hướng xử lý cụ thể đối với các dự án còn lại, bao gồm 3 dự án của Tập đoàn Hóa chất.
Trong thời gian tới, các tập đoàn, tổng công ty tính toán cơ cấu lại các dự án theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật, trên tinh thần Thủ tướng nhấn mạnh là hạn chế thấp nhất tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và nền kinh tế cũng như vấn đề quan trọng nữa là bảo đảm quyền lợi cho người lao động, cho an ninh, quốc phòng, cho môi trường và ổn định xã hội.
Những dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, thu hồi tối đa tài sản Nhà nước. Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo đưa ra danh mục dự án không thể khắc phục để xử lý cương quyết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương
16:59' - 25/12/2020
Ngày 25/12, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý một số dự án kém hiệu quả ngành Công Thương
14:09' - 26/11/2020
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan để chỉ đạo, xử lý một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tân Cảng - Hải Phòng tiếp nhận siêu tàu container 132.900 DWT từ ngày 1/5
17:30'
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa ký công văn về việc tiếp nhận tàu container trọng tải đến 132.900 DWT giảm tải vào, rời cảng container quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành cầu kết nối khu vực phía đông với trung tâm Hải Dương
14:18'
Ngày 15/4, tại thành phố Hải Dương, Công ty cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương đã tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Hải Long (cầu chữ Y).
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị 5 tỉnh, thành phố quản lý chặt xuất nhập cảnh qua biên giới
14:14'
Theo chỉ đạo, các địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
-
Kinh tế Việt Nam
6 dự án giao thông trọng điểm kết nối cảng biển cần ưu tiên vốn
13:00'
Tp. Hồ Chí Minh cần ưu tiên nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch đối với các tuyến đường giao thông trục chính kết nối các khu vực cửa khẩu cảng biển của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định việc nhập cảnh vào Đà Nẵng với công dân Việt Nam về từ nước ngoài
12:29'
Ngày 15/4, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành văn bản số 2168/UBND-SYT về việc tiếp nhận, cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với công dân Việt Nam nhập cảnh vào thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Mục tiêu trở thành điểm thu hút đầu tư hàng đầu khu vực
12:19'
Cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư theo hướng chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp... đang là một trong những mục tiêu của Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
PCI 2020: Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng 4 năm liên tiếp
11:21'
Sáng 15/4 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức công bố trực tuyến Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ
11:05'
Sáng 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ để triển khai công việc của Chính phủ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện cao điểm bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ 30/4, 1/5 và bảo vệ bầu cử
09:47'
Từ ngày 15/4 - 14/6, Cục Cảnh sát giao thông sẽ bố trí lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trên 3 tuyến giao thông: Đường bộ, đường thủy, đường sắt.