Thượng viện Anh bác dự luật Thị trường Nội địa của chính phủ
Ngày 20/10, Thượng viện Anh đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu mang tính tượng trưng, trong đó bác bỏ dự luật Thị trường Nội địa được chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát các hoạt động giao thương giữa 4 vùng của Anh gồm England, Scotland, Wales và Bắc Ireland thời hậu Brexit. Dự luật này trước đó đã được Hạ viện Anh thông qua.
Theo phóng viên TTXVN tại London, Thượng viện Anh không đồng ý với dự luật nói trên vì chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã sửa đổi Thỏa thuận Rút lui, dẫn đến việc Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng phản đối cho rằng London vi phạm những cam kết đưa ra trước đây.
Phía Chính phủ Anh lập luận rằng dự luật là cần thiết để ngăn chặn khả năng thị trường nội địa giữa các vùng của Anh, đặc biệt là vùng Bắc Ireland, bị chia cắt khi nước Anh hoàn toàn tách khỏi EU vào cuối năm nay.
Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ - Thượng nghị sĩ Michael Howard, cho biết ông muốn một nước Anh độc lập và có chủ quyền, nhưng phải là một nước Anh tuân thủ các cam kết và thượng tôn pháp luật, cũng như tôn trọng những nghĩa vụ bắt buộc đối với Thỏa thuận Rút lui mà Chính phủ Anh đã ký với EU.
Dự kiến, trong những tuần tới, các thượng nghị sĩ Anh sẽ xem xét lại kỹ lưỡng từng phần của dự luật Thị trường Nội địa.
Quyết định của Thượng viện Anh được đưa ra trong bối cảnh London và EU đã không thể đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit vào đúng thời hạn chót ngày 15/10, như hai bên đặt ra trước đó.
Hội nghị thượng đỉnh EU kết thúc sau đó một ngày với những cái lắc đầu lạnh lùng từ phía các nhà lãnh đạo EU về thỏa thuận thương mại hậu Brexit, cùng với việc để ngỏ lời mời London tiếp tục đàm phán.
Qua nhiều vòng thương lượng, cuộc đàm phán giữa Anh và EU về thỏa thuận trong giai đoạn hậu Brexit vẫn vướng mắc trong một loạt vấn đề chính như quyền đánh bắt cá, cơ chế giải quyết tranh chấp và cạnh tranh công bằng.
Trong trường hợp Anh và EU không đạt được thỏa thuận về quan hệ tương lai hậu Brexit, hai bên sẽ phải áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong quan hệ thương mại. Cả hai phía đều khẳng định đã sẵn sàng cho khả năng này.
Cùng ngày 20/10, Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier đã hối thúc Anh tận dụng thời gian ít ỏi còn lại để ký kết một thỏa thuận hậu Brexit nhằm chấm dứt thế bế tắc hiện nay.Viết trên trang Twitter cá nhân sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Anh David Frost, ông Barnier nhận định “cánh cửa vẫn rộng mở” và hai bên cần tận dụng thời gian.
Ông cũng cho biết cuộc thảo luận với Trưởng đoàn đàm phán của Anh David Frost diễn ra “mang tính xây dựng” nhưng tình hình không thay đổi so với trước đây, do đó hai bên sẽ tiếp tục duy trì liên lạc./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Anh do rủi ro từ Brexit không thỏa thuận
10:26' - 17/10/2020
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investor Service ngày 16/10 đã hạ xếp hạng nợ công của Anh xuống một mức, từ Aa2 xuống Aa3.
-
Kinh tế Thế giới
EU muốn đạt được thỏa thuận Brexit nhưng không phải bằng mọi giá
12:19' - 15/10/2020
Các quan chức cấp cao EU đã nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng châu Âu sẽ theo đuổi các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit nhưng sẽ không cố gắng đạt được một thỏa thuận bằng mọi giá.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh kêu gọi doanh nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn hậu Brexit
11:00' - 12/10/2020
Ngày 11/10, Bộ trưởng Kinh doanh Anh Alok Sharma kêu gọi các doanh nghiệp nước này chuẩn bị cho giai đoạn cuối của tiến trình chuyển tiếp hậu Brexit vào ngày 31/12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh và EU vẫn chưa thể khai thông bế tắc
21:53' - 09/10/2020
Anh và EU đã ấn định hạn chót ngày 15/10 tới để đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong nhiều tuần qua vẫn rơi vào bế tắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.