Thụy Sỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ 1/3
Trong giai đoạn đầu của kế hoạch nới lỏng hạn chế, các cửa hàng, bảo tàng, thư viện và sở thú sẽ có thể mở cửa trở lại từ ngày 1/3. Các sự kiện ngoài trời với tối đa 15 người cũng sẽ được phép diễn ra - tăng so với giới hạn 5 người đang áp dụng hiện nay.
Các hoạt động giải trí diễn ra ngoài trời như quần vợt và trượt băng được phép diễn ra miễn là tuân thủ các hạn chế về vệ sinh. Các cuộc thi thể thao và hòa nhạc dành cho thanh thiếu niên được phép tổ chức nhưng không có khán giả hoặc thính giả.
Trong một tuyên bố, chính phủ tái khẳng định việc nới lỏng các hạn chế một cách thận trọng và dần dần nhằm tạo thêm không gian cho đời sống kinh tế và xã hội, mặc dù thực tế là tình hình dịch bệnh vẫn còn bấp bênh do các biến thể mới, dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19.
Chính phủ Thụy Sỹ đang chịu áp lực để cho phép các nhà hàng mở cửa trở lại trước ngày đề xuất ban đầu là ngày 1/4. Kế hoạch hiện đã được đẩy sớm lên ngày 22/3 nếu tình hình dịch tễ cho phép, nhưng chính phủ cấm ăn uống ngoài trời theo đề nghị của một số bang.
Tình hình sẽ được đánh giá lại 10 ngày trước thời điểm áp dụng biện pháp mới. Các cuộc thảo luận sâu hơn về kế hoạch sẽ tiến hành vào ngày 12/3, bao gồm các đề xuất về việc nới lỏng đối với công việc bắt buộc từ xa và các hạn chế khác được áp dụng.
Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin nhấn mạnh rõ ràng không ai hài lòng với việc nối lại hoạt động từng bước song số ca mắc COVID-19 mới gia tăng và điều này không thể phớt lờ. Bộ trưởng Nội vụ Alain Berset nói thêm rằng chính phủ sẽ thúc đẩy tiến trình mở cửa trở lại khi tình hình cho phép.
Thụy Sỹ ngày 24/2 đã ghi nhận 1.343 ca mắc COVID-19 mới, 16 ca tử vong và 43 ca nhập viện. Tổng số ca tử vong do dịch COVID-19 tại nước này là 9.256 ca kể từ trường hợp đầu tiên được ghi nhận cách đây 1 năm. Hơn 23.300 người đã phải nhập viện trong vòng 1 năm do đại dịch này.
Cùng ngày, thống kê chính thức cho thấy ngành công nghiệp máy móc, kỹ thuật điện và kim loại (MEM) của Thụy Sỹ đã chứng kiến doanh số bán hàng giảm 9,8% và các đơn đặt hàng giảm 6,5% trong năm 2020. Xuất khẩu hàng hóa trong lĩnh vực cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm 12,4%, tiếp theo là kim loại (giảm 11,2%), kỹ thuật điện/điện tử (giảm 9,4%) và dụng cụ chính xác (giảm 8,5%). Khoảng 6.600 lao động bị mất việc trong lĩnh vực này do suy thoái kinh tế.
Xuất khẩu hàng hóa của các ngành thuộc MEM giảm 11,2% gây thiệt hại 7,6 tỷ CHF (8,3 tỷ USD). Tất cả các khu vực bán hàng chính đều bị ảnh hưởng với xuất khẩu sang Mỹ giảm nhiều nhất 12,6%./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Lo ngại về nợ công, Thụy Sỹ thận trọng khi vực dậy nền kinh tế
08:06' - 23/02/2021
Theo Bộ trưởng Tài chính Thụy Sỹ, nước này phải đi vay để thúc đẩy nền kinh tế và khoản nợ 10 tỷ franc sẽ phải được trả trong vòng sáu năm theo quy định về kìm hãm nợ công trong hiến pháp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thụy Sỹ: Thâm hụt ngân sách cao kỷ lục do dịch COVID-19
08:01' - 19/02/2021
Chính phủ Thụy Sỹ thông báo mức thâm hụt ngân sách cao kỷ lục trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga: Sinh hoạt phí sẽ tăng khoảng 10% kể từ ngày 1/6
07:53'
Tổng thống Nga khẳng định nhà nước cần nhất quán theo đuổi chính sách tăng lương cao hơn so với mức tăng chi phí sinh hoạt, đảm bảo lương tối thiểu của người dân lớn hơn đáng kể mức sống tối thiểu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tái khẳng định chính sách ngoại giao châu Á
21:25' - 25/05/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kết thúc chuyến công du Đông Bắc Á kéo dài 5 ngày (20-24/5) đưa ông đến hai quốc gia đồng minh chủ chốt của Washington trong khu vực gồm Hàn Quốc và Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức Hàn-Nhật-Mỹ thảo luận về vụ phóng mới của Triều Tiên
21:22' - 25/05/2022
Ngoại trưởng và quan chức cấp cao các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản ngày 25/5 đã có các cuộc trao đổi trong đó bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử các tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên mới thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Hàn Quốc
21:08' - 25/05/2022
Ngày 24/5, cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban hợp tác chung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hàn Quốc (AK JCC) đã diễn ra tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta (Indonesia).
-
Kinh tế Thế giới
EU chưa thống nhất về quan điểm đối với Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh
21:08' - 25/05/2022
Đại sứ của Italy đã đề nghị thay đổi nội dung dự thảo tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh, trong đó đề nghị nhắc đến hoà đàm và coi ngừng bắn là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Huy động hành động công - tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu
17:35' - 25/05/2022
Ngày 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, xoay quanh việc huy động hành động công-tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu năm 2030 và 2050.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Nhật Bản đứng đầu danh sách điểm đến du lịch yêu thích năm 2021
15:59' - 25/05/2022
Theo báo cáo du lịch và phát triển du lịch năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Nhật Bản đứng đầu danh sách các điểm đến yêu thích, mặc dù đã phải ngừng đón khách quốc tế do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố chấm dứt miễn thanh toán nợ cho Nga
15:34' - 25/05/2022
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng USD sở hữu trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2022 có thể sẽ chỉ đạt 3-4%
15:04' - 25/05/2022
Bộ Công thương Singapore (MTI) cho biết tăng trưởng GDP của "Đảo quốc sư tử" trong năm 2022 có thể sẽ ở nửa đầu trong khoảng dự báo 3-5%.