Tích tụ đất đai phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn
Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai là một trong những chỉ đạo của Chính phủ đối với ngành nông nghiệp.
Theo đó, việc tích tụ, tập trung đất đai phải đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, có năng suất hiệu quả kinh tế; phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn, hướng tới cuộc sống người dân ngày càng hạnh phúc tốt đẹp hơn.
* Quá trình tích tụ, tập trung đất đai còn chậmCách đây hơn 30 năm, bắt đầu từ chủ trương khoán 10, chính sách giao đất ổn định lâu dài đã góp phần giải phóng sức lao động, tạo bước chuyển biến cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xã hội nông thôn. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong các nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới.Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai cũng dần được hoàn thiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Đặc biệt, các chính sách pháp luật khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung, tích tụ đất đai theo quy mô lớn đã giúp người sử dụng đất yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai, bước đầu thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.Trong trồng trọt, sản xuất đã chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; với ngành chăn nuôi, đã từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để tăng hiệu quả sản xuất; trong lĩnh vực thủy sản, đã giảm dần khai thác tăng nuôi trồng bền vững…Do đó, trong một Hội nghị bàn về giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn (tháng 4-2017), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, chúng ta không thể phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại nếu vẫn giữ nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng chỉ ra rằng, quá trình tích tụ, tập trung đất đai diễn ra còn chậm, đất đai manh mún đang là yếu tố làm chậm tiến trình chuyển dịch nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, giảm hiệu quả sử dung đất, năng suất lao động. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á, sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia và chưa bằng 1/2 so với Thái Lan và Philippines…Nguyên nhân của tình trạng chậm tích tụ, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn diễn ra chậm; một số chính sách, pháp luật đất đai chưa thúc đẩy tích tụ như đối với hộ gia đình, cá nhân.* Tích tụ đất đai phải gắn với phát triển kinh tế nông thônBàn về giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, việc tích tụ, tập trung đất đai phải đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, có năng suất hiệu quả kinh tế, tránh hình thức, làm phong trào. Tích tụ đất đai phải đi đôi với quy hoạch gắn với điều kiện thực tế ở mỗi vùng, địa phương; tích tụ ruộng đất phải lấy các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại có đầy đủ năng lực về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng đầu tư toàn diện vào nông nghiệp. Bên cạnh đó, tích tụ ruộng đất phải gắn với phát triển các ngành nghề dịch vụ tại nông thôn để phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hướng tới cuộc sống người dân ngày càng hạnh phúc tốt đẹp hơn.Muốn thực hiện được điều này, Phó Thủ tướng cho biết, cần phải hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến đất đai; xây dựng được các chế tài và các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp. Đồng thời, tập trung tái cơ cấu kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp nhưng phải gắn với thị trường đảm bảo cho hàng hóa tiêu thụ ổn định không những trong nước và ngoài nước; tổ chức sản xuất ở nông thôn hợp lý hơn...Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến vấn đề tích tụ ruộng đất, bên cạnh việc đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai để phù hợp với yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ cấu lại nền nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp; bổ sung chính sách để hình thành thị trường giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp.Liên quan đến vấn đề tích tụ ruộng đất, một số chuyên gia cho rằng tình trạng nông nghiệp kém hiệu quả hiện nay ở nước ta xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do chậm tích tụ, tập trung đất đai. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: tổ chức thị trường còn yếu kém (thể hiện ở chỗ nông nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi toàn cầu ở các khâu có giá trị gia tăng thấp), lao động giản đơn, thiếu sự hỗ trợ của công nghiệp, dịch vụ, chế biến, thiếu thương hiệu có uy tín, quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn có những hạn chế dẫn đến tình trạng tàn phá tài nguyên, ô nhiễm môi trường... Vì vậy, để tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, cần các giải pháp toàn diện, trong đó giải pháp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phải đi đôi với cải cách mạnh mẽ các điều kiện của sản xuất nông nghiệp như: tổ chức tốt thị trường đầu vào, đầu ra; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; tăng cường quản lý chất lượng nông sản…/.- Từ khóa :
- tích tụ
- tập trung
- đất đai
- nông nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Làm sao để tích tụ ruộng đất mang lại hiệu quả nhất ?
08:45' - 31/05/2017
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận từ những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, xung quanh vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tích tụ, tập trung ruộng đất ở Việt Nam thế nào trong điều kiện mới?
16:00' - 27/04/2017
Sáng 27/4, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Tích tụ, tập trung ruộng đất ở Việt Nam trong điều kiện mới: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).