Tiền Giang: Bờ sông Phú An bị sạt lở nặng, đe dọa sản xuất và đời sống người dân
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú An Lý Thái Trường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, vào khoảng 1 giờ ngày 15/7, một đoạn đường Tây sông Phú An dài hàng trăm mét thuộc địa bàn ấp 6 bất ngờ sạt lở toàn bộ xuống sông kéo theo đường dây điện, đường ống dẫn nước dân sinh.
Giao thông qua đoạn đường này tạm thời bị cắt đứt hoàn toàn. Các nhà dân nằm kề bên đường tiếp tục có dấu hiệu sụt lún, nguy hiểm, cần có biện pháp khẩn trương xử lý để bảo vệ an toàn về tính mạng và tài sản cho người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh và đại điện các ngành chức năng đã trực tiếp đến hiện trường khảo sát; đồng thời, triển khai phương án, biện pháp xử lý, khắc phục cần thiết, giảm nhẹ thiên tai.
Ông Lý Thái Trường cho biết thêm, trên tuyến sông Phú An qua địa bàn xã Phú An hiện còn 4 điểm sạt lở nặng, tổng chiều dài gần 300 m, cần được tỉnh và huyện Cai Lậy hỗ trợ khắc phục.Ngoài ra, sông Ba Rày (đoạn chảy qua địa phận xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy) cũng là một trong những tuyến sông thường xuyên xảy ra sạt lở với nhiều vụ hết sức nghiêm trọng. Cụ thể, vào lúc 2 giờ, ngày 3/7/2023, đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng một đoạn trên tuyến huyện lộ 54B (thuộc ấp Hội Trí, xã Hội Xuân). Toàn bộ đoạn đường có chiều dài 25 m phía bờ Đông sông Ba Rày bị sạt lở xuống sông. Đường huyện 54B bị cắt đứt, giao thông gián đoạn hoàn toàn ở khu vực này.
Ông Nguyễn Văn Thật (ấp Hội Trí, xã Hội Xuân) cho biết: "Người dân rất mong cấp thẩm quyền xem xét, nhanh chóng khắc phục điểm sạt lở trên để đường huyện 54B được khôi phục, việc đi lại, giao thương của bà con được thuận lợi".Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, trên địa bàn huyện hiện còn 24 điểm sạt lở với tổng chiều dài gần 800 m. Trước mắt, tỉnh đã có kế hoạch hỗ trợ kinh phí xử lý 3 điểm với tổng chiều dài 115 m; huyện cân đối kinh phí xử lý 14 điểm; 4 điểm tiếp tục kiến nghị tỉnh xem xét hỗ trợ xử lý; giao Ủy ban nhân dân các xã tự gia cố xử lý 3 điểm còn lại.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 67 điểm sạt lở với chiều dài khoảng 11.000 m, kinh phí xử lý hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, riêng huyện Cai Lậy có hàng chục điểm sạt lở phát sinh mới với tổng chiều dài trên 300 m.Trước tình hình trên, Sở đã phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương xử lý 35 điểm sạt lở với tổng chiều dài 9.102 m, kinh phí trên 45,5 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh. Đối với các điểm sạt lở còn, đơn vị đang phối hợp với các cấp, ngành và địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương hỗ trợ kinh phí triển khai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 sẽ tạo dư địa và động lực phát triển cho Tiền Giang
10:44' - 17/07/2023
Tiền Giang cần đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn để tạo lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng.
-
Hàng hoá
Tiền Giang hỗ trợ kết nối thị trường cho sản phẩm OCOP
14:29' - 10/07/2023
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, đến nay, tỉnh đã xây dựng và công nhận 174 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền Giang phát triển cây ăn trái thành ngành hàng chiến lược
14:09' - 05/07/2023
Tiền Giang ưu tiên phát triển các nhóm cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.
-
Hàng hoá
Tiền Giang phát hiện gần 3.000 lít xăng RON 95-III không đạt chất lượng
16:00' - 29/06/2023
Doanh nghiệp xăng dầu tại thị xã Gò Công đã bị xử phạt gần 150 triệu đồng do buôn bán xăng không đảm bảo chất lượng, trị giá tang vật vi phạm gần 60 triệu đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Tiền Giang đạt mức tăng trưởng khá
14:45' - 28/06/2023
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.379 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 3,03% so với cùng kỳ năm trước
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 16/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Chuỗi nhà hàng Saizeriya mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5 tới
19:40' - 15/04/2025
Theo thông báo của Saizeriya, cửa hàng sẽ được mở tại trung tâm mua sắm "GIGA MALL" vào đầu tháng Năm.
-
Đời sống
Đồng bào Khmer Hậu Giang rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây
16:19' - 15/04/2025
Năm 2025, đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 trong niềm vui mùa màng bội thu, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
-
Đời sống
“Staycation” Ở Hà Nội - Gợi ý 5 trải nghiệm hay ho dịp nghỉ lễ 30/4
14:33' - 15/04/2025
Dưới đây là 5 gợi ý trải nghiệm “đổi gió” cực chill ngay tại Thủ đô mà bạn không nên bỏ lỡ!
-
Đời sống
Du lịch dịp lễ 30/4 cho gia đình có trẻ nhỏ - Top 5 điểm đến lý tưởng gần Hà Nội
11:07' - 15/04/2025
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đang đến gần, đây là thời điểm lý tưởng để các gia đình “xả hơi”, tận hưởng không khí thư giãn sau chuỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng.
-
Đời sống
Top những điểm check-in hoa gạo đẹp nhất tại Hà Nội
11:04' - 15/04/2025
Những địa điểm ngắm hoa gạo nổi bật nhất tại Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ mùa này.
-
Đời sống
Mỹ đình chỉ hơn 2 tỷ USD tài trợ liên bang cho Đại học Harvard
08:37' - 15/04/2025
Đại học Harvard cho biết trường đang tìm cách vay 750 triệu USD từ Phố Wall nhằm bù đắp các thiệt hại tài chính trước nguy cơ bị cắt toàn bộ khoản tài trợ liên bang.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 15/4
05:00' - 15/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 15/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 15/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Bình Thuận đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao
15:47' - 14/04/2025
Sáng 14/4, tại huyện Hàm Thuận Bắc, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc trưng bày, triển lãm tranh “Học sinh với di sản văn hóa địa phương và chủ quyền biển đảo Việt Nam”.