Tiền Giang xây dựng lịch thời vụ sản xuất theo hướng né hạn mặn
Tỉnh phấn đấu thâm canh để đạt năng suất bình quân 65,4 tạ/ ha, khu vực phía Đông, năng suất bình quân 74,8 tạ/ha khu vực phía Tây và sản lượng cả vụ trên 335.000 tấn lúa hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu.
Theo đó, trong vụ Đông Xuân 2022 – 2023, vùng dự án ngọt hóa Gò Công xuống giống trên 21.000 ha. Lịch xuống giống tập trung được chia thành 2 đợt dựa vào khả năng đảm bảo nguồn nước sản xuất thực tế cho từng khu vực.
Đợt I xuống giống trong khung thời gian từ ngày 1/11/2022 đến 10/11/2022 và đợt 2 xuống giống từ ngày 20/11/2022 đến ngày 30/11/2022 dứt điểm. Lịch thời vụ này bảo đảm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, tránh được thời điểm hạn – mặn vào mùa khô 2023 gây ra cho trà lúa lúc cuối vụ sản xuất. Đối với vùng kiểm soát lũ phía Tây và vùng Đồng Tháp Mười, trong vụ Đông Xuân 2022 – 2023 sẽ gieo sạ 26.460 ha. Lịch thời vụ cũng chia thành 2 đợt. Tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, một phần huyện Châu Thành và một phần huyện Tân Phước tập trung xuống giống từ ngày 15/11/2022 đến 25/11/2022 dứt điểm. Riêng phần còn lại của huyện Tân Phước và huyện Châu Thành xuống giống từ ngày 20/12/2022 và dứt điểm vào ngày 30/12/2022. Lịch thời vụ phân bố kể trên dự tính đến việc bảo đảm tiền đề thu hoạch an toàn các vụ kế tiếp trong năm, đặc biệt là tránh thời điểm lũ lụt xảy ra ảnh hưởng đến trà lúa vụ Hè Thu 2023 sắp tới. Triển khai thực hiện, ngành nông nghiệp tích cực vận động nhân dân ra quân đồng loạt làm thủy lợi nội đồng, khai thông dòng chảy, tiêu thoát lũ lúc đầu vụ sản xuất và đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phòng, chống hạn, mặn, giảm nhẹ thiên tai lúc cuối vụ. Trước mắt, kiện toàn mạng lưới đê bao, bờ vùng, bờ thửa nhằm phục vụ việc bơm tát, sạ dề, sạ vùng đồng loạt trên diện rộng theo lịch thời vụ tập trung do ngành nông nghiệp xây dựng và đưa ra thực hiện.Bên cạnh đó, tỉnh khuyến cáo nông dân cần chú trọng sử dụng cơ cấu giống hợp lý, nhất là sử dụng phổ biến các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: Đài thơm 8, OM 18, OM 5451… nhằm nâng chất lượng hạt gạo hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Nhất là ưu tiên các giống lúa được các doanh nghiệp, thương lái liên kết sản xuất – tiêu thụ.
Mặt khác, để đảm bảo tiến độ gieo sạ theo khung lịch thời vụ xuống giống, bà con còn tích cực áp dụng cơ giới hóa trong các khâu canh tác, đặc biệt là gieo sạ bằng công cụ sạ hàng hoặc máy phun giống, sạ thưa, sử dụng lượng giống từ 80 – 100 kg/ha vừa tiết kiệm chi phí, hạn chế sâu bệnh gây hại cũng như bón phân cân đối, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trên đồng,… Cùng với đó, các địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng và hiệu quả các kế hoạch liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Các kế hoạch liên kết phải bảo đảm thỏa mãn 3 yêu cầu: đảm bảo diện tích theo kế hoạch, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm hơp đồng đã ký kết và tăng số doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra nông sản hàng hóa, nông dân có lợi./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10' - 20/01/2025
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30' - 20/01/2025
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
21:30' - 20/01/2025
Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
20:21' - 20/01/2025
Hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43' - 20/01/2025
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17' - 20/01/2025
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58' - 20/01/2025
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20' - 20/01/2025
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45' - 20/01/2025
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.