Tiến trình quốc tế hóa đồng NDT đối mặt tương lai bất định
Trong khi đó, tiến trình quốc tế hóa đồng NDT tới nay còn phải đối mặt với nhiều nhân tố cản trở, bao gồm cả nhân tố tự thân lẫn nhân tố bên ngoài.
Ngày 16/9 vừa qua, BIS công bố dữ liệu cho thấy đồng NDT chiếm 4,3% giao dịch tiền tệ quốc tế, vẫn đứng ở vị trí thứ tám trong tất cả các đồng tiền trên thế giới như 3 năm trước và tỷ lệ sử dụng đồng NDT thấp hơn nhiều so với mức 88% của đồng USD, đồng tiền quốc tế được sử dụng nhiều nhất. Dữ liệu của BIS cũng cho thấy dù Trung Quốc triển khai thêm nhiều hình thức giao dịch ngoại hối, nhưng tốc độ gia tăng về mức giao dịch của đồng NDT vẫn không bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường, cho nên không thể nào cải thiện được vị trí trong bảng xếp hạng.Đa số quốc gia trên thế giới vẫn lựa chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán và đồng NDT rất khó để có thể thay thế đồng USD trong lĩnh vực thương mại và tài chính.Theo chuyên gia kinh tế Trung Quốc George Magnus thuộc Đại học Oxford, Trung Quốc nhận thức được rằng một phần sức mạnh mềm của Mỹ đến từ vị trí chủ đạo của đồng USD và cơ cấu tài chính Mỹ. Trung Quốc không muốn đồng USD giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tiền tệ thế giới và ủng hộ việc thiết lập hệ thống dự trữ đa nguyên để đồng NDT phát huy vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, do Trung Quốc thực thi chế độ quản lý biến động tỷ giá, kiểm soát nghiêm ngặt tính thanh khoản của đồng NDT, cho nên, tiến trình đưa tài sản tính bằng đồng NDT vào kho dự trữ các ngân hàng trung ương trên thế giới diễn ra chậm chạp. Muốn quốc tế hóa đồng NDT, Trung Quốc cần cho phép tích lũy đồng NDT ở nước ngoài. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua thâm hụt tài khoản vãng lai và cho phép dòng vốn tự do lưu động. Tuy nhiên, cả hai đều là điều Trung Quốc không mong muốn.Bên cạnh đó, theo nhà nghiên cứu Tần Chương Tân thuộc tổ chức tư vấn Thinking Taiwan, Trung Quốc thúc đẩy tiến trình quốc tế hóa đồng NDT là muốn cạnh tranh với đồng USD. Tuy nhiên, đồng USD vốn dĩ có thể trở thành đồng tiền quốc tế, một trong những nguyên nhân chính nằm ở việc nền kinh tế lớn mạnh của Mỹ đã tạo nên đồng USD mạnh. Đồng USD mạnh đã cấu thành nền tảng kinh tế của tình trạng lưỡng cực hóa quyền lực thế giới trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trở thành kết nối chiến lược giữa Mỹ và các đồng minh. Các đồng minh của Mỹ dựa vào đồng nội tệ yếu để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang thị trường Mỹ, còn Washington thì cung cấp tài sản công về kinh tế xây dựng quan hệ chặt chẽ với các đồng minh. Đây chính là nhân tố quốc tế mang tính kết cấu trong sự trỗi dậy của Nhật Bản và 4 "con rồng châu Á" (Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, vùng lãnh thổ Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc).Tới nay, trong khi đồng NDT vẫn chưa có được vị thế mạnh như đồng USD, kinh tế Trung Quốc lại đối mặt với nguy cơ suy thoái. Số liệu chính thức do Trung Quốc công bố gần đây cho thấy cả ba "đầu kéo tăng trưởng" kinh tế của nước này đều có dấu hiệu giảm sút. Ngoài nhân tố bên trong, sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc có phần đóng góp của chất xúc tác là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Dưới áp lực của các biện pháp trừng phạt thuế quan do Mỹ thực hiện nhằm vào hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sản Mỹ, chuỗi cung ứng toàn cầu đã có sự chuyển dịch, giáng đòn nặng nề vào ngành chế tạo Trung Quốc. Cùng với sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng còn có sự thoái lui của dòng vốn, kéo theo cả công ăn việc làm.Nói cách khác, cuộc chiến thương mại với Mỹ càng khiến tiến trình quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Quả thực, tăng trưởng kinh tế suy giảm, giá thành sản xuất tăng lên và việc đồng NDT hạ giá đã tác động tới niềm tin của nhà đầu tư, khiến họ không muốn sử dụng đồng NDT. Đồng thời, do lo ngại đồng NDT giảm giá sẽ khiến dòng vốn tăng cường rút khỏi nước này, Bắc Kinh đã thu hẹp kênh đầu tư bằng đồng NDT cũng như kênh hoán đổi đồng NDT, bao gồm tăng thêm điều kiện về việc sử dụng đồng NDT ở nước ngoài đối với công dân Trung Quốc, khiến cho việc sử dụng đồng NDT khó có thể tăng lên.Một yếu tố nữa cản trở tiến trình quốc tế hóa đồng NDT là đồng tiền này không có quyền phát hành độc lập. Theo cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) Ngô Hiểu Kinh, hơn 90% lượng đồng NDT được phát hành là dựa trên mức dự đoán thặng dư thương mại để kết hối. Thực tế này đã gián tiếp khiến Trung Quốc mất quyền chủ động trong phát hành tiền tệ, và về căn bản đã kiềm chế tiến trình quốc tế hóa của đồng NDT./.- Từ khóa :
- đồng ndt
- nhân dân tệ
- quốc tế hóa đồng ndt
- bis
- pboc
- đồng usd
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bốn lý do Trung Quốc phải cân nhắc khi "vũ khí hóa" đồng Nhân dân tệ
05:30' - 03/09/2019
Đồng nhân dân tệ (NDT) dường như đã trở thành công cụ để Trung Quốc trả đũa việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa của nước này khi từ đầu tháng Tám đến nay, đồng tiền này đã giảm 4% so với đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
PBoC “bơm” 400 tỷ NDT để duy trì thanh khoản thị trường
17:53' - 15/08/2019
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 15/8 đã “bơm” 400 tỷ nhân dân tệ (56,9 tỷ USD) vào các thể chế tài chính theo Cơ chế cho vay trung hạn (MLF) nhằm duy trì thanh khoản trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến đồng NDT: Câu trả lời của Bắc Kinh đối với căng thẳng Mỹ-Trung
05:30' - 08/08/2019
Hãng tin AP đưa tin Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, sau khi Bắc Kinh hạ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức nhạy cảm (về mặt chính sách) lần đầu tiên sau 11 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.